Ủy ban châu Âu (EC) công bố kế hoạch chi tiêu 13 tỉ euro cho nghiên cứu và phát triển quốc phòng trong giai đoạn 2021 - 2027. Kế hoạch này đưa Liên minh châu Âu (EU) trở thành một trong bốn nhà đầu tư cho quốc phòng hàng đầu châu Âu.

EU muốn chi 13 tỉ euro cho phát triển quốc phòng

Cẩm Bình | 17/06/2018, 15:15

Ủy ban châu Âu (EC) công bố kế hoạch chi tiêu 13 tỉ euro cho nghiên cứu và phát triển quốc phòng trong giai đoạn 2021 - 2027. Kế hoạch này đưa Liên minh châu Âu (EU) trở thành một trong bốn nhà đầu tư cho quốc phòng hàng đầu châu Âu.

Kế hoạch mang tên Quỹ Quốc phòng châu âu (EDF), dành ra 4,1 tỉeuro chi cho nghiên cứu, và 8,9 tỉeuro phục vụ cho công tác phát triển các bản mẫu trang thiết bị quân sự đầu tiên.

EDF sẽ tài trợ cho các dự án được xác định có khả năng “giúp EU trở nên an toàn hơn”, với trọng tâm là những công nghệ như phầm mềm mã hóa hay máy bay không người lái. Khoảng 650 triệu USD của quỹ sẽ tập trung phát triển công nghệ mang tính đột phá và thiết bị tiên tiến, nhằm đạt mục tiêu đưa EU dẫn đầu về công nghệ quân sự.

Phó chủ tịch EC Jyrki Katainen cho biết: “Những gì chúng tôi đề xuất sẽ giúp EU tự định đoạt được số phận của mình. Chúng ta sẽ tự chủ hơn trong quốc phòng và bảo vệ được công dân của chúng ta. Lần đầu tiên trong lịch sử EU, một phần ngân sách của châu Âu được dành để đầu tư phát triển công nghệ, trang thiết bị bảo vệ người dân”.

Để có thể nhận được tài trợ từ EDF, các dự án phải có sự tham gia của ít nhất 3 quốc gia thành viên, phù hợp với những điều khoản trong Chính sách An ninh vàQuốc phòng chung, cũng như quy định của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và các tổ chức khu vực/quốc tế khác.

Theo tạp chí Science, trong bối cảnh xuất hiện nhiều mối đe dọa về an ninh, như tấn công khủng bố hay căng thẳng chính trị Nga - Ukraine, EU đang tìm cách đóng vai trò lớn hơn trong nghiên cứu công nghệ quốc phòng. Bà Federica Mogherini, đại diện cấp cao về an ninh và chính sách đối ngoại EU, cho biết: “Cả châu Âu và đối tác của chúng tôi trên thế giới đều mong EU tăng cường năng lực đảm bảo an ninh. Chúng tôi đã sẵn sàng để hoàn thành trách nhiệm của mình”.

Một số người lo ngại EDF sẽ cạnh tranh với Horizon Europe, một quỹ tài trợ nghiên cứu có phạm vi rộng hơn và dự kiến nhận được ngân sách khoảng 94 tỉeuro trong giai đoạn 2021 - 2027.

Theo Science, EC dự kiến cho phép những dự án có ứng dụng được cho mục đích dân sự lẫn quân sự đều có thể hưởng lợi từ cả hai quỹ trên. Tuy nhiên, Mathilde Reumaux, một nhân viên cấp cao của tổ chức phi chính phủ Science Europe, cho rằng Horizon Europe và EDF phải tách biệt nhau.

Để EDF có hiệu lực và đi vào hoạt động, kế hoạch này phải được tất cả các thành viên EU thông qua.

Cẩm Bình (theo European Scientist)
Bài liên quan
Bán nhà giá 1 euro cho người Mỹ thất vọng với kết quả bầu cử
Một ngôi làng trên đảo Sardinia của Ý đã nhìn ra cơ hội tiềm năng khi chính trị gia Donald Trump tái đắc cử tổng thống Mỹ.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng yêu cầu chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ
6 phút trước Theo dòng thời sự
Chủ động chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó với gió mạnh trên biển, mưa lũ, ngập lụt, sạt lở đất, lũ quét, lũ ống bảo đảm kịp thời, hiệu quả, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại. Yêu cầu trên được Thủ tướng Chính phủ đặt ra với Bộ trưởng các bộ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố tại Công điện số 120/CĐ-TTg, ngày 25.11.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
EU muốn chi 13 tỉ euro cho phát triển quốc phòng