Ken Endo là giáo sư tại Trường Sau đại học về Luật và Chính trị của Đại học Tokyo. Trang Kyodo News vừa đăng bài phân tích của ông Endo về diễn biến thế cục ở Ukraine.

Giúp Ukraine đạt mục tiêu thắng Nga khó như luồn qua lỗ kim

Anh Tú (dịch) | 24/06/2022, 10:57

Ken Endo là giáo sư tại Trường Sau đại học về Luật và Chính trị của Đại học Tokyo. Trang Kyodo News vừa đăng bài phân tích của ông Endo về diễn biến thế cục ở Ukraine.

Làm thế nào để chúng ta chấm dứt cuộc chiến của Nga tại Ukraine? Câu trả lời phụ thuộc vào cách người ta định nghĩa "kết thúc" và mục tiêu được hình dung là gì khi các hành động thù địch chấm dứt.

Khi cuộc chiến tiếp diễn, các cuộc thảo luận đang diễn ra ở trên khắp thế giới khi các nhà lãnh đạo tìm kiếm một cách cụ thể để chấm dứt tình trạng đổ máu và ảnh hưởng tiêu cực toàn cầu.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã cảnh báo chống lại bất kỳ nỗ lực nào nhằm "làm bẽ mặt Nga" khi ông trông đợi một ngày mà cuộc giao tranh cuối cùng sẽ dừng lại.

Ông nói với các phóng viên hồi đầu tháng là điều quan trọng để tạo ra một lối thoát ngoại giao khỏi "sai lầm lịch sử và cơ bản" của Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Dmytro Kuleba và nhiều nhà lãnh đạo châu Âu khác đã lên tiếng đáp trả, nhấn mạnh rằng chính Nga đã tự làm bẽ mặt mình và tốt nhất là nên tập trung vào "làm thế nào để đưa Nga trở lại vị trí của mình".

Theo quan điểm của Ukraine, không thể tưởng tượng được rằng bất kỳ sự cân nhắc nào được đưa ra để giảm bớt sự bẽ mặt của Nga.

Quan điểm dễ hiểu này được chia sẻ bởi Ba Lan, Anh và ba quốc gia Baltic là Estonia, Latvia và Litva. Những quốc gia kiên quyết chống Nga này và những quốc gia khác đã rất chỉ trích những bình luận của Macron.

Theo nhà khoa học chính trị Yasuaki Chijiwa, các cuộc chiến trong quá khứ đã kết thúc đã để lại hai lựa chọn "chịu hy sinh hôm nay" và “để lại mối nguy hiểm của ngày mai".

Chiến tranh vùng Vịnh Ba Tư 1990-1991 bắt đầu để đối phó với việc Iraq của Saddam Hussein xâm lược và sáp nhập Kuwait.

Nó kết thúc với việc liên minh quân sự do Mỹ dẫn đầu đẩy người Iraq khỏi những vùng đất bị chiếm đóng, nhưng bằng cách không đến Baghdad để giảm thiểu thương vong, tổng thống của Iraq vẫn nắm quyền.

Ngược lại, Đồng minh đã tiêu diệt hoàn toàn Đức Quốc xã trong Thế chiến thứ hai để đảm bảo thương hiệu bành trướng của chủ nghĩa Quốc xã sẽ không bao giờ trỗi dậy nữa.

Rõ ràng, tình trạng kết thúc của cuộc chiến này phần lớn sẽ được xác định bởi quốc gia nào có thể chiếm và giữ ưu thế quân sự. Cho đến nay, rất khó để nói liệu người Nga, những người tiếp tục gây sức ép, hay người Ukraine, những người đang chống lại quyết liệt, sẽ thắng thế.

Nhưng tiền cược đã được dốc khỏi túi.

Hàng trăm chiến binh Ukraine bị loại khỏi vòng chiến đấu mỗi ngày. Con số quân Nga thiệt mạng cũng lên đến hàng ngàn.

Hàng nghìn sinh mạng thường dân Ukraine vô tội đã bị mất và nỗi đau không thể bù đắp này chỉ có thể trở nên tồi tệ hơn nếu chiến tranh leo thang.

Do đó, rõ ràng tồn tại một động lực để hướng tới một giải pháp chấm dứt đổ máu lớn hơn. Điều đó sẽ dẫn đến việc tạm dừng giao tranh và đóng băng tình hình trên chiến trường

Nhưng điều đó có nghĩa là Ukraine sẽ mất 1/5 lãnh thổ, gồm cả Bán đảo Crimea đã bị Nga sáp nhập vào năm 2014.

Nếu những tổn thất về lãnh thổ được chấp nhận và do đó, hòa bình giành được, nó có thể gieo cho Ukraine lo lắng sẽ đối mặt với việc bị xâm chiếm trong tương lai. Hơn nữa, nó sẽ chứng minh rằng các cuộc chiến như thế là đáng để các cường quốc làm vì không dẫn đến hậu quả đáng kể.

Thỏa hiệp kiểu này sẽ để ngỏ khả năng xảy ra các cuộc khủng hoảng tương tự ở các điểm nóng toàn cầu khác.

Bị kẹt giữa hai lựa chọn khác nhau - chiến đấu hoặc chấp nhận tổn thất lãnh thổ để đổi lấy hòa bình - Ukraine trước hết sẽ quyết định cuộc chiến sẽ kết thúc như thế nào.

Các nhà lãnh đạo như Tổng thống Mỹ Joe Biden đồng ý rằng Ukraine phải quyết định con đường phía trước của mình.

Nhưng sự phản kháng của Ukraine được lên giây cót tinh thần bởi sự ủng hộ của phương Tây, có nghĩa là Mỹ, Nhật Bản và các quốc gia trong danh sách ủng hộ khác không thể thoát khỏi vai trò mà họ đã đóng.

Viễn cảnh "chịu hy sinh hôm nay" và “để lại mối nguy hiểm của ngày mai" không có khoảng trống để chọn giải pháp dung hòa nữa rồi.

Theo đuổi cả hai lựa chọn là một hành động cân bằng khó khăn, nhưng kết thúc chiến tranh theo kiểu hai bước, như các chính trị gia Ukraine đôi khi chỉ ra là một lựa chọn mang tính câu giờ.

Ý tưởng Ukraine giành lấy lại lãnh thổ vào trước thời điểm 24.2 và sau đó đàm phán để thu hồi lãnh thổ còn lại, có thể là cách ít gây thiệt hại nhất cho cuộc chiến (đây cũng là ý tướng của cựu ngoại trưởng Henry Kissinger nhưng đã bị chính quyền Kyiv lên án gay gắt).

Đây là một kịch bản có thể ngăn chặn ngay cuộc đổ máu nhưng cần được nghĩ đến với tầm nhìn lâu dài, trong một mốc thời gian tương tự như ba nước Baltic giành lại độc lập sau nửa thế kỷ.

Mục tiêu là chấm dứt đổ máu ở Ukraine càng sớm càng tốt trong khi Nga không thu được lợi gì. Có thể nào làm được việc khó như luồn kim đó không?

Chúng ta sẽ phải xem trận chiến và ngoại giao diễn ra như thế nào

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
2 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Giúp Ukraine đạt mục tiêu thắng Nga khó như luồn qua lỗ kim