Giáo sư Trần Văn Khê đã qua đời hôm 24.6 trong niềm tiếc thương của bao người. Không chỉ nổi tiếng về tài năng và uyên bác, ông còn được mọi người kính trọng vì tình yêu quê hương, đất nước.

GS Trần Văn Khê ngâm thơ làm tướng hải quân Pháp phải đỏ mặt xin lỗi

Một Thế Giới | 25/06/2015, 05:51

Giáo sư Trần Văn Khê đã qua đời hôm 24.6 trong niềm tiếc thương của bao người. Không chỉ nổi tiếng về tài năng và uyên bác, ông còn được mọi người kính trọng vì tình yêu quê hương, đất nước.

Hơn nửa thế kỷ nghiên cứu và giảng dạy âm nhạc ở Pháp cũng như diễn thuyết về âm nhạc Việt Nam tại nhiều nơi trên thế giới, ý thức cội nguồn cùng niềm tự hào dân tộc luôn cuộn sôi trong trái tim Trần Văn Khê.
Với năng khiếu cảm thụ âm nhạc bẩm sinh, lại đuợc sinh ra trong một đại gia đình mà cả bên nội lẫn bên ngoại đều hoạt động âm nhạc, nên mới 6 tuổi, Trần Văn Khê đã nổi tiếng là “thần đồng âm nhạc” Một hôm, cô Ba Viện (người nuôi nấng anh em ông từ nhỏ), dẫn cậu bé Khê đến thăm gia đình ông Diệp Văn Kỳ (Chủ nhiệm Báo Thần Chung). Ở đây, lần đầu tiên cậu bé Khê được thấy cây đàn piano, vừa to đẹp vừa bóng láng. Thấy cậu bé nhìn cây đàn một cách thèm thuồng, bà vợ ông Kỳ bèn đánh cho cậu nghe một bản nhạc ngắn. Cậu bé Khê xin phép rà bàn tay mình lên phím đàn và mau chóng “định âm” được những giọng hò, xự, xang, xê, cống trên cây đàn, và thế là sau vài phút dò dẫm, cậu đã chơi được đoạn đầu bài Tây Thi. Bà Diệp Văn Kỳ thích quá, ngỏ ý xin nuôi cậu bé và sẽ gửi cậu đi học piano bên Tây. Sau khi bàn bạc, cả má cậu Khê lẫn cô Ba đều không muốn cậu sang Pháp khi còn quá nhỏ, vì sợ cậu... mất gốc.

Sau này Trần Văn Khê viết trong hồi ký: “Tôi nghĩ mà hú hồn. Nếu cha mẹ, cô bác tôi không sáng suốt thì có thể tôi đã trở thành một nhạc công đàn piano giỏi (nhưng giỏi sao bằng người) nhưng sẽ quên mất nhạc dân tộc. Biết đâu tôi sẽ lớn lên là người Việt Nam mà không nói cũng không viết được tiếng Việt. Và nhất là ngày nay tôi đâu có cái vui được góp sức vào việc bảo tồn, phát huy, phổ biến âm nhạc truyền thống Việt Nam”. Và vì thế mà tới năm 28 tuổi (1949), chàng thanh niên Trần Văn Khê mới rời quê hương sang Pháp du học.

Đến năm 1964, giáo sư Trần Văn Khê được mời dự buổi sinh hoạt của Hội Truyền bá Tanka Nhật Bản, tổ chức tại Paris (Pháp). Tham dự hầu hết là người Nhật và người Pháp, duy chỉ mình ông là người Việt. Diễn giả hôm đó là một cựu thủy sư đề đốc người Pháp đã mở đầu bài thuyết trình bằng câu: ‘Thưa quý vị, tôi là thủy sư đề đốc đã sống ở Việt Nam hai chục năm mà không thấy một áng văn nào đáng kể. Nhưng khi sang nước Nhật, chỉ trong vòng một, hai năm mà tôi đã thấy một rừng văn học, trong đó Tanka là một đóa hoa tuyệt đẹp, chỉ cần nói một ngọn núi, một con sông mà tả được bao nhiêu tình cảm với chỉ 31 âm tiết. Chỉ hai điều này thôi, các nước khác không dễ có được...’".

Những lời phái biểu này đã làm ông Khê bức xúc. Đến phần giao lưa, ông xin phép đuợc bày tỏ: "ông thủy sư đề đốc nói rằng ông đã ở Việt Nam hai mươi năm mà không thấy áng văn nào đáng kể. Tôi là người Việt, khi nghe câu đó là rất ngạc nhiên. Chẳng biết khi ngài qua Việt Nam. ngài chơi với ai mà chẳng biết một áng văn nào của nước Việt? Có lẽ ngài chỉ chơi với những người quan tâm đến chuyện ăn uống, chơi bời, hút xách... Phải chi ngàichơi với giáo sư Emile Gaspardone thì ngài sẽ biết đến một thư mục gồm 1300 sách báo về văn chương Việt Nam mà giáo sư đã in trên Tạp chí Viễn Đông bác cổ của Pháp, số 1 năm 1934. Hay nếu ngài gặp ông Maurice Durand thì sẽ dịp đọc qua hàng ngàn câu ca dao Việt Nam mà ông ấy đã cất công sưu tập... Nếu ngài làm bạn với những người như thế, ngài sẽ biết rằng nước tôi không chỉ có một, mà có đến hàng vạn áng văn kiệt tác... Ngài nói trong thơ Tanka, chỉ cần một ngọn núi, một con sông mà tả được bao nhiêu tình cảm. Tôi chỉ là nhà nghiên cứu âm nhạc nhưng với kiến thức văn chương học thời trung học cũng đủ để trả lời ngài: Việt Nam có câu: “Núi cao chi lắm núi ơi / Núi che mặt trời không thấy người yêu”, tức là dùng ngọn núi để tả nỗi nhớ thương. Trai gái cũng thường mượn hoa lá để bày tỏ tình cảm: “Đêm qua mận mới hỏi đào / Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?”. Còn về số âm tiết, tôi nhớ sử Việt Nam chép rằng ông Mạc Đĩnh Chi thời nhà Trần đi sứ sang nhà Nguyên (Trung Quốc), gặp lúc bà phi của vua Nguyên vừa từ trần. Nhà Nguyên muốn thử tài sứ giả nước Việt nên mời đọc điếu văn. Mở bài điếu văn ra chỉ có 4 chữ “nhất”. Mạc Đĩnh Chi không hốt hoảng mà ứng tác đọc liền: “Thanh thiên nhất đóa văn / Hồng lô nhất điểm tuyết / Thượng uyển nhất chi hoa / Dao trì nhất phiến nguyệt / Y! Vân tán, tuyết tiêu, hoa tàn, nguyệt khuyết! (Nghĩa là: Một đám mây giữa trời xanh / Một bông tuyết trong lò lửa / Một bông hoa giữa vườn thượng uyển / Một vầng trăng trên mặt nước ao / Than ôi! Mây tán, tuyết tan, hoa tàn, trăng khuyết!) - tất cả chi 29 âm chứ không đến 31 âm”. Khi giáo sư Khê dịch và giải nghĩa những câu thơ này thì khán giả vỗ tay nhiệt liệt. Ông thủy sư đề đốc đỏ mặt, nói: “Tôi chưa biết về người vừa nói, chỉ biết ông là một giáo sư. Nhưng khi ông nói và dẫn chứng, tôi biết mình đã quá sai khi vô tình làm tổn thương giá trị văn chương của một dân tộc khác, tôi xin lỗi cả dân tộc Việt Nam’".

Theo giáo sư - tiến sĩ Trần Văn Khê thì: “Một trong những niềm Tự hào của mỗi con người chính là tiếng cha sanh, mẹ đẽ. Tiếng nói Việt Nam rất thú vị và vô cùng quan trọng đối với tôi. 55 năm nơi đất khách quê người, tôi luôn tìm đọc sách Việt Nam, nói bằng tiếng Việt Nam, viết báo, viết thư cho bạn bè bằng tiếng Việt... Tôi nói rất thông thạo tiếng Pháp. Tiếng Anh nhưng không hãnh diện về điều đó mà chỉ xem đây là một phương tiện để tôi cóthểdạy âm nhạc Việt Nam. Giới thiệu văn hóa Việt Nam với bạn bè quốc tế. Bôn ba khắp bốn biển năm châu, tôi vẫn dùng cái tên Trần Văn Khê do cha mẹ đặt. Thế giới chấp nhận tên tôi như một đại diện trung thực, chính xác của Việt Nam — không bị ngoại lai từ âm nhạc cho đến ngoại ngữ. Nếu tôi tự đặt chú mình mội tên Tây, có thể một số nước sẽ cho tôi vọng ngoại…

(Còn tiếp)

Hà Đình Nguyên/ Thanh Niên


Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững Việt Nam-Malaysia
4 giờ trước Sự kiện
Phó thủ tướng, Chủ tịch đảng UMNO, Dr. Ahmad Zahid Hamidimong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ trên cả kênh nhà nước và kênh đảng trong năm 2025 khi Malaysia là Chủ tịch ASEAN.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
GS Trần Văn Khê ngâm thơ làm tướng hải quân Pháp phải đỏ mặt xin lỗi