Trong số 1.000 nhà vệ sinh công cộng (NVSCC) được TP.Hà Nội giao xã hội hóa từ tháng 8.2016 đến nay, mới chỉ có 2 NVSCC được đưa vào hoạt động.

Hà Nội: Chỉ 2 trong số 55 nhà vệ sinh công cộng hoạt động

Ngọc Thạnh | 20/02/2017, 10:35

Trong số 1.000 nhà vệ sinh công cộng (NVSCC) được TP.Hà Nội giao xã hội hóa từ tháng 8.2016 đến nay, mới chỉ có 2 NVSCC được đưa vào hoạt động.

Từ tháng 8.2016, UBND TP.Hà Nội đồng ý cho Công ty cổ phầnTruyền thông Vinasing triển khai dự án đầu tư 1.000 NVSCC, 10 xe bồn chuyên dụng, 50 cây lọc nước tự động uống trực tiếp và 200 ghế đặt tại các nơi công cộng để phục vụ cộng đồng.

Đổi lại, Vinasing được khai thác quảng cáo trong phạm vi cho phép, theo đúng các quy định của pháp luật trên các cầu vượt bộ hành và cầu vượt cơ giới trên địa bàn thành phố trong thòi gian 10 năm để thu hồi vốn;đồng thờichịu trách nhiệm duy tu, duy trì các cầu vượt theo quy định.

UBND TP.Hà Nội cũng yêu cầu các NVSCC phải đồng bộ về trang thiết bị, đảm bảo thẩm mỹ, phù hợp với cảnh quan của từng địa điểm; sử dụng các vật liệu bền vững, thân thiện với môi trường; thiết kế thoáng gió, sử dụng vòi nước tự động. Nhà đầu tư chịu trách nhiệm thực hiện công tác duy tu, duy trì, vận hành trong suốt quá trình hoạt động của các nhà vệ sinh công cộng này.

Trong một cuộc họp sau đó, nhà đầu tư đã báo cáo, trước Tết Nguyên đán 2017 sẽ có 200 NVSCC được đưa vào sử dụng trên địa bàn thành phố. Tuy nhiên, đến nay mới chỉ 55 NVSCC được lắp đặt, và trong số này mớicó 2 điểm đang hoạt động thí điểm tại phố Trần Nhân Tông (trước cửa Công viên Thống Nhất) và Vườn hoa Yersin (phố Lê Thánh Tông).

Một nhà vệ sinh công cộng bị bỏ hoang

Ông Bùi Thái Song, Phòng Dự án Công ty cổ phầnTruyền thông Vinasing cho biết, dự kiến ngày 20.3, công tysẽ tiếp tục bàn giao 100 NVSCC để đưa vào sử dụng. Lý giải về việc chậm trễ tiến độ xây dựng NVSCC, đại diện công tycho biết donhiều vị trí chậm bàn giao mặt bằng.

Tuy đã được quy hoạch vị trí nhưng khi công nhân đến, nhiều người dân mới biết và phản đối. “Mặc dù được giải thích là NVSCC hiện đại, không gây mùi nhưng nhiều người dân vẫn kiên quyết phản đối xây gần nhà họ”, ông Song nói.

Ở đây có trách nhiệm của các phường, xã ở nhiều địa phương khi họ không nắm được vị trí cụ thể lắp đặt NVSCC, không tuyên truyền, nên gây ra phản ứng từ phía người dân. Bên cạnh đócòn một số NVSCC phải hoàn trả mặt bằng, hủy bỏ vị trí do vướng công trình ngầm”, ông Song nêu khó khăn.

Trung Dung (tổng hợp)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
4 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hà Nội: Chỉ 2 trong số 55 nhà vệ sinh công cộng hoạt động