Theo CNN, hàng nhập khẩu vào Mỹ từ Việt Nam tăng 38% trong 4 tháng đầu năm 2019 so với cùng kỳ năm ngoái - cho thấy các nhà nhập khẩu Mỹ đang tìm cách mua từ các nhà cung cấp ở nước ta. Nhập khẩu sang Mỹ cũng đã tăng 22% từ Đài Loan, 17% từ Hàn Quốc và 13% từ Bangladesh.

Hàng hóa từ Việt Nam xuất sang Mỹ tăng mạnh

Hoàng Vũ | 09/06/2019, 17:33

Theo CNN, hàng nhập khẩu vào Mỹ từ Việt Nam tăng 38% trong 4 tháng đầu năm 2019 so với cùng kỳ năm ngoái - cho thấy các nhà nhập khẩu Mỹ đang tìm cách mua từ các nhà cung cấp ở nước ta. Nhập khẩu sang Mỹ cũng đã tăng 22% từ Đài Loan, 17% từ Hàn Quốc và 13% từ Bangladesh.

Mỹ đang nhập khẩu ít hơn khoảng 12% từ Trung Quốc - một sự thay đổi diễn ra sau một năm đàm phán thương mại không đi đến hồi kết.

Chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã áp đặt thuế quan lên hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc trong một nỗ lực nhằm tạo ra một mối quan hệ thương mại công bằng hơn sau nhiều năm việc làm và công nghệ đổ sang cường quốc châu Á này.

Ông chủ Nhà Trắng đã nhiều lần tuyên bố rằng việc áp thuế quan sẽ thúc đẩyhoạt động sản xuất trở lại Mỹ nhằm khẳng định một lời hứa cốt lõi trong chiến dịch tranh cử trước đó của ông. “Thuế quan càng cao, số lượng công ty sẽ quay trở lại Mỹ càng cao!", ông Trumpviết trên mạng xã hội Twitter gần đây.

Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ cũng thừa nhận rằng thương chiến với Trung Quốc đã làm thúc đẩy hoạt động sản xuất ở nơi khác, buộc các công ty sản xuất tại Trung Quốc phải di dời các nhà máy sang các nước lân cận - gây tổn thất cho Trung Quốc nhưng cũng không manglợi gì nhiều cho người tiêu dùng Mỹ.

Nhiều nhà nhập khẩu Mỹ, bao gồm những hãng bán mũ, giày dép và quần áo khác, phụ thuộc rất nhiều vào Trung Quốc trong việccung cấp hàng hóa và phụ liệu. Trong một số trường hợp, Mỹ không có nhà máy sản xuất những thứ cần thiết. Thêm vào đó, tiền nhân côngở Mỹ cao hơn và thị trường lao động hạn hẹp hơn.

Trong khi Đài Loan và Hàn Quốc tập trung nhiều hơn vào các mặt hàng công nghệ cao như điện thoại thông minh và chất bán dẫn để xuất khẩu sang Mỹ, thì những nơi như Việt Nam vẫn là nơi hấp dẫn để may quần áo và giày dép với mức giá nhân công cạnh tranh.

CNN dẫn lời Matt Priest - chủ tịch và CEO của tổ chức các nhà phân phối và bán lẻ giày dép Mỹ (FDRA) cho biết, Mỹ thực sự không phải là một lựa chọn cho các công ty giày dép. Các công ty này sẽ tìm cách chuyển hoạt động sản xuất sang Việt Nam, nơi mà ngành sản xuất giày đã tồn tại và cũng dễ chuyển vật liệu từ Trung Quốc qua biên giới.

Hoàng Vũ (theo CNN)
Bài liên quan
Thị trường chủ lực Mỹ có phải là 'điểm sáng' cho con tôm Việt Nam?
Liệu thị trường chủ lực như Mỹ có phải là điểm sáng cho các doanh nghiệp xuất khẩu tôm không khi mặt hàng này dù có cơ hội so với đối thủ cạnh tranh nhưng vẫn còn khó về giá cả, giữ thị phần, các rào cản thương mại, biến động thị trường...

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
1 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hàng hóa từ Việt Nam xuất sang Mỹ tăng mạnh