Theo Independent của Anh, trên trang Change, đã có hơn 400.000 người ký tên đòi tước giải Nobel hòa bình của bà Aung San Suu Kyi, lãnh đạo đảng Liên minh quốc gia vì dân chủ Myanmar.

Hơn 400.000 người ký tên đòi tước giải Nobel hòa bình của bà Aung San Suu Kyi

Hà Ngọc Bách | 12/09/2017, 06:20

Theo Independent của Anh, trên trang Change, đã có hơn 400.000 người ký tên đòi tước giải Nobel hòa bình của bà Aung San Suu Kyi, lãnh đạo đảng Liên minh quốc gia vì dân chủ Myanmar.

Bà Aung San Suu Kyi được trao giải Hòa bình năm 1991 vì những hoạt động không mệt mỏi cho dân chủ tại Myanmar. Tuy nhiên, vào lúc này thì bà bị quy trách nhiệm cho thảm họa nhân đạo đói với người Hồi giáo tại bangRakhine. Những người ký tên nói rằng cho đến lúc này, bàAung San Suu Kyi đã không làm gì để ngăn chặn thảm họa.

Cao ủy Nhân quyền LHQ nhận định rằng "hoạt động an ninh tàn bạo" ở bang Rakhine của quân đội và lực lượng an ninh Myanmar "rõ ràng là không cân xứng và không quan tâm đến các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế".

Hoàng tử Zeid Ra'ad al-Hussein, người đứng đầu Cao ủynói với Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốcở Geneva rằng 270.000 người Hồi giáo Rohingya đã phải trốn chạy sang biên giới Bangladesh, giữa những thông tin về việc càn quét, đốt phá làng mạc, hiếp dâm và giết người bừa bãi.

"Tôi kêu gọi chính phủ (Myanmar) ngay lập tức chấm dứt hành động quân sự tàn bạo hiện nay, chịu trách nhiệm về mọi vi phạm đã gây ra và đảo ngược sự phân biệt đối xử nghiêm trọng, phổ biến đối với người dân Rohingya. Tình hiện nay dường như là một ví dụ điển hình về thanh lọc sắc tộc".

Theo Independent, chiến dịch quân sự của Myanmar bắt đầu hôm 25.8, khi một toán quân nổi dậy Rohingya tấn công hàng chục cảnh sát và nhân viên bán vũ trang Myanmar, một động thái được giải thích là để chống lại những hành động "khủng bố" của chính quyền với người Hồi giáo thiểu số.

Đáp lại, chính quyền Myanmar phát động một chiến dịch có tên "hoạt động rà phá" nhằm lùng bắt và tiêu diệt những người được cho là thành viên của nhóm nổi dậy Arakan Rohingya Salvation Army (Đội quân cứu rỗi Arakan Rohingya).

Hoạt động quân sự này khiến gần 300.000 người Hồi giáo Rohingya phải bỏ chạy di tản qua biên giới Bangladesh với hàng loạt cáo buộc khủng khiếp về tình hình bạo lực ở Myanmar.

Những người sống sót kể lại rằng quân đội Myanmar tấn công làng mạc, đốt phá và bắn chết dân thường Rohingya nhằm xóa sổ người Hồi giáo khỏi Rakhine.

Những hình ảnh vệ tinh cho thấy lời kể của người Hồi giáo Rohingya là đúng khi nhiều thi thể được thấy trôi nổi trên sông và nhiều xác chết khác bị thiêu.

Một số quan chức chính phủ Myanmar tuyên bố rằng chính người Hồi giáo Rohingya đã tự đốt nhà của mình. Ông al-Hussein gọi những tuyên bố này là "hoàn toàn sai lạc" và làm "thiệt hại nghiêm trọng vị thế quốc tế" của chính phủ Myanmar.Người đứng đầu Cao ủy Nhân quyền LHQ nói rằng ông bị "ám ảnh" vì thông tin quân đội Myanmar đang cài mìn dọc biên giới với Bangladesh.

Năm 1982, Myanmar ra luật loại bỏ quốc tịch của người Hồi giáo Rohingya, khiến nhóm người này thành sắc dân lưu vong đông nhất thế giới. Người Rohingya bị đàn áp một cách dã man khi không được phép tiếp cận giáo dục, y tế, hạn chế việc làm và cũng không được quyền bầu cử.

Trong khi đó, chính quyền Bangaldesh cho hay họđang chuẩn bị xây thêm một trại tị nạn mới cho người Hồi giáo Rohingya khi 2 trại tị nạn ban đầu đã quá tải.

Ái Vi (theo Independent)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
một giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hơn 400.000 người ký tên đòi tước giải Nobel hòa bình của bà Aung San Suu Kyi