Có lời đồn Mỹ âm thầm nuôi Nguyễn Cao Kỳ để “làm con bài” dự phòng canh bạc chính trị nóng lạnh ở Sài Gòn. Nghi vấn trên đã được chính tướng Kỳ nhắc tới khá chi tiết qua đoạn cuối hồi ký:“Mỹ nói với tôi rằng họ đồng cảm với quan niệm chính trị của tôi và rất buồn thấy tôi ra đi. Cho nên họ ngỏ ý muốn dựng cho tôi một trung tâm truyền tin. Và họ đã làm thật..."

Kỳ 43: Mỹ gắn điện đài bí mật cho tướng Kỳ liên lạc Nhà Trắng như thế nào?

Một Thế Giới | 08/01/2015, 22:17

Có lời đồn Mỹ âm thầm nuôi Nguyễn Cao Kỳ để “làm con bài” dự phòng canh bạc chính trị nóng lạnh ở Sài Gòn. Nghi vấn trên đã được chính tướng Kỳ nhắc tới khá chi tiết qua đoạn cuối hồi ký:“Mỹ nói với tôi rằng họ đồng cảm với quan niệm chính trị của tôi và rất buồn thấy tôi ra đi. Cho nên họ ngỏ ý muốn dựng cho tôi một trung tâm truyền tin. Và họ đã làm thật..."

 Kỳ 42: Nguyễn Cao Kỳ cũng sợ “Anh Cả đỏ“! Vì sao?
Kỳ 41 - Tướng Cao Văn Viên: Tổng tham mưu trưởng kỳ lạ nhất Sài Gòn

Không được Cao Văn Viên tán đồng đảo chính Thiệu, Nguyễn Cao Kỳ đã lui về đồn điền Khánh Dương. Ông ta vẫn giữ liên lạc trực tiếp với các viên chức tình báo cao cấp của Nhà Trắng qua hệ thống điện đài bí mật do chuyên viên Mỹ thiết lập trong một khu rừng vắng (?). Có lời đồn đại Mỹ âm thầm “nuôi Nguyễn Cao Kỳ” để “làm con bài” dự phòng canh bạc chính trị nóng lạnh bất thường ở Sài Gòn. Tướng Kỳ nhắc tới nghi vấn trên khá chi tiết qua đoạn cuối hồi ký:

“Lúc tôi quyết định xây dựng đồn điền, các bạn người Mỹ của tôi nói với tôi rằng họ đồng cảm với quan niệm chính trị của tôi và rất buồn thấy tôi ra đi, cho nên họ ngỏ ý muốn dựng cho tôi một trung tâm truyền tin. Họ đã làm thật. Cách ly trong rừng rậm, hệ thống điện đài của tôi mạnh tới nỗi không những tôi có th nói chuyện với vợ con tôi ở Sài Gòn mà còn có thể nói chuyện với người nước ngoài”.

Những lúc ông rời ngôi nhà nằm trong sân bay Tân Sơn Nhất để đến cánh rừng vắng sống những phút giây yên tĩnh xa hẳn thành phố ông vẫn có thể “liên lạc thường xuyên với gia đình vì tói có một đài vô tuyến truyền tin dân sự tốt nhất miền Nam (...). Khi biết chuyện người Mỹ dựng cho tôi cái đài truyền tin đó, người ta đâm ra suy đoán lung tung.

Vào dịp tôi về Sài Gòn, một anh bạn thân đến thăm tôi tại căn cứ không quân đã hỏi:
 - Nhà Trắng nghĩ thế nào về khó khăn của chúng ta (chế độ Sài Gòn) hiện nay?
Tôi ngạc nhiên nhìn anh ta và hỏi lại:

- Làm thế nào tôi có thế biết được?

Đến lượt anh ta ngạc nhiên:

-Người ta bảo tôi là anh vẫn liên lạc thẳng với Nhà Trắng qua điện đài trong rừng ca anh mà!"

 

Nói về ông Thiệu, sau cuộc “bầu cử độc diễn" năm 1971 hợp thức hóa việc ông tiếp tục ngồi ghế tổng thống thêm nhiệm kỳ nữa, ông ta luôn phải đốì phó với tình hình chiến sự cam go trong nước và mặc cảm bị Mỹ hất đứng bên lề hội nghị Paris, cũng như sẵn sàng thay ông bằng người khác nếu thấy cần thiết. Thiệu hết sức lo sợ “bị ám sát”, nhất là mỗi khi ông chưa đáp ứng kịp hoặc trù trừ do dự trước các ý kiến một chiều của phía Mỹ. Cố vấn của ông viết:

“Ông ta thường lo lắng rằng người Mỹ đang chuẩn bị cho việc trừ khử ông (...) mỗi khi rời dinh Độc Lập lên xe đến trụ sở Quốc Hội ở đường Tự Do. Thiệu lại cảm thấy lo rằng CIA có thể đặt kế hoạch khử ông ta và đổ lỗi cho Việt Cộng. Ông ta biết rằng những phòng làm việc của mình đều bị Mỹ đặt máy nghe trộm và sống trong trạng thái lo sợ cho tính mạng”.

Ông ta từng nói với tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng chỉ tạm thấy đôi chút yên ả chóng qua trong lòng mỗi lần chơi quần vợt, nhưng hễ bỏ vợt xuống cứ như phải gánh lên nỗi ám ảnh không rời về một cuộc “đảo chính tưởng tượng” đang đến sát nách “rồi trong đầu Thiệu lóe lên chiếc xe bọc thép MA 13 với hai cái xác bị bắn lỗ chỗ đạn của Diệm và Nhu". 

Tâm bệnh đó khiến tóc ông càng trắng. Để khuây khỏa, theo giới nghệ sĩ kể, ông giao du rồi dan díu với một hai “bóng hồng” nho nhỏ, đáng nhớ là sau một bữa tiệc “văn nghệ” ở dinh Độc Lập, ông đã ép một nữ ca sĩ trẻ ăn nằm với mình. Chuyện lộ ra, người làm báo ở Sài Gòn mới gọi ông là “F.M - đầu bạc”. Biệt danh đó thấy nhắc đến trên sách báo người Việt xuất bản ở nước ngoài sau năm 1975.
Nhớ lại khoảng tháng 3.1972 lúc quân giải phóng miền Nam mở cuộc tân công lớn chiếm Quảng Trị, đánh Tây Nguyên và Đông Nam bộ, Thiệu phải điều trung tướng Ngô Quang Trưởng đang chỉ huy Quân đoàn 4 miền Tây ra ngoài Trung thay thế Hoàng Xuân Lãm chỉ huy Quân đoàn I. Đối với quân đội Sài Gòn, tướng Trưởng được ca ngợi là một tư lệnh có tiếng bản lĩnh nhưng ông vẫn bó tay không chiếm lại được thị trấn Đông Hà và sân bay Ái Tử. 
Hai nơi đó nằm gọn trong tay quân giải phóng cho đến ngày ông Trưởng gạt nước mắt lùi khỏi Huế, nằm ở núi Sơn Trà cùng tướng Bùi Thế Lân và phó đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại (anh ruột của Hồ Văn Kỳ Tường, chỉ huy trưởng Hải khu Đà Nẵng)... Trở lại chuyện 1972, bản đồ ở phòng hành quân của Thiệu trong dinh Độc Lập bị “thủng nhiều lỗ” bởi làn đạn bắn từ chiến trường miền Trung trong “mùa hè đỏ lửa”.

Một “làn đạn” khác, vô hình, xuất phát từ Paris vào tháng 10.1972 khi đoàn Việt Nam đưa ra dự thảo “Hiệp định về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình”. Sau đó vài ngày Kissinger đến Sài Gòn cùng phái đoàn cao cấp Mỹ thông báo cho Thiệu biết về dự thảo đã thỏa thuận. Thiệu chưng hửng. Là người được Thiệu cử theo dõi diễn tiến Hội nghị Paris, Trần Văn Đôn kể:

“Sau 2 tháng thương nghị (8 đến 10.1972), Mỹ đồng ý chấm dứt ném bom miền Bắc, vớt thủy lôi và chấp thuận trên nguyên tắc dự thảo hòa ước do Lê Đức Thọ và Kissinger soạn (...). Kissinger đến Sài Gòn trình Thiệu dự thảo đó (...). Phái đoàn Mỹ (Kissinger) đến họp vào lúc 11 giờ trưa tại Phòng hành quân trong dinh Độc Lập. Ngoài Tổng thống Thiệu, còn có Phó tổng thống Trần Văn Hương, Thủ tướng Trần Thiện Khiêm, Tống tham mưu trưởng Cao Văn Viên, Đại sứ Phạm Đăng Lâm, Trưởng phái đoàn Việt Nam Cộng hòa tại hòa đàm Ba Lê, ông Trần Kim Phượng, Đại sứ Việt Nam Cộng hòa tại Mỹ, Hoàng Đức Nhã, bí thư đặc biệt của tổng thống Thiệu, ông Trần Văn Lắm, Tổng trưởng ngoại giao, ông Nguyễn Phú Đức, Phụ tá ngoại giao phủ tổng thống (...). Kissinger đưa cho Tổng thống Thiệu bản dự thảo hiệp ước 5 điểm bng Anh văn mà không nói thêm về những điều đã thỏa thuận với ông Lê Đức Thọ. Nguyễn Văn Thiệu bực mình vì không được hỏi ý kiến trước... ”.

Ông Đôn kể tiếp, vì Thiệu dùng dằng nên Kissinger ở lại Sài Gòn họp thêm phiên khác. Khi Thiệu xoay lưng rà lại bản đồ, Kissinger nói cho người bên cạnh đủ nghe:

- Tổng thống của ông nghĩ rằng mình là “thần tượng ”, thật ra ông ta không phi là “thần tượng” gì hết!

Rồi Kissinger dọa:

-Mỹ có thể ký hiệp định riêng với Hà Nội (không cần Sài Gòn). Tôi không bao giờ trở lại Sài Gòn nữa.

 

Nghe Kissinger nói, Nguyễn Văn Thiệu xoay lại chỉ mấy tấm bản đồ bảo:

-(...) Nếu Mỹ không tiếp tục chiến đấu ở đây thì chúng tôi chiến đấu một mình cho đến khi hết phương tiện rồi chúng tôi chết. Nếu tôi ký hiệp định là tôi tự sát.

Nhưng Thiệu đã đồng ý ký hiệp định Paris 1973 và ông ta vẫn sống đến ngày chạy khỏi miền Nam tháng 4.1975, sang ngoại ô Luân Đôn nước Anh sống yên ổn với vợ và cô con gái. Riêng sưu tập kim cương của vợ ông, bà Mai Anh, góp từ các “quà tặng” ngót 10 năm cầm quyền đủ để ông thư thả làm vườn, quên đi những cánh rừng cháy đỏ vấy máu và bom lửa.
(Còn nữa)

Mai Nguyễn 
Bài liên quan
'Cú sốc chính trị' tại Venezuela: Mỹ chính thức công nhận ứng cử viên đối lập là tổng thống đắc cử
Trong một động thái quan trọng, chính phủ Mỹ đã chính thức công nhận ông Edmundo Gonzalez, ứng cử viên đối lập của Venezuela, là "tổng thống đắc cử" của quốc gia Nam Mỹ này vào ngày 21.11.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyển đổi số xanh Hải Phòng: Thách thức và cơ hội
21 phút trước Nhịp đập khoa học
Ngày 22.11, UBND TP.Hải Phòng và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số – Hải Phòng 2024 với chủ đề “Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Kỳ 43: Mỹ gắn điện đài bí mật cho tướng Kỳ liên lạc Nhà Trắng như thế nào?