Ông Thongloun Sisoulith nói tại diễn đàn Nikkei rằng công nghệ và sự hợp tác sẽ giúp đánh bại đại dịch COVID-19.

Lãnh đạo Lào: Công nghệ và hợp tác sẽ giúp đánh bại đại dịch, cần thêm vắc xin hỗ trợ

Nhân Hoàng | 21/05/2021, 10:19

Ông Thongloun Sisoulith nói tại diễn đàn Nikkei rằng công nghệ và sự hợp tác sẽ giúp đánh bại đại dịch COVID-19.

Tổng Bí thư Đảng Nhân dân Cách mạng Lào kiêm Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào - Thongloun Sisoulith cho biết đất nước ông lạc quan về khả năng phục hồi sau COVID-19 khi công nghệ xuất hiện trong dịp này, nhưng cần thêm sự trợ giúp để tiêm vắc xin cho 7,1 triệu công dân của mình.

Ông Thongloun Sisoulith lần đầu tiên phát biểu tại hội nghị Tương lai châu Á của Tập đoàn Nikkei (Nhật Bản) với tư cách là Tổng Bí thư Đảng Nhân dân Cách mạng Lào. Sự kiện kéo dài hai ngày được tổ chức tại Tokyo (Nhật) và trực tuyến đến hết 21.5, với các diễn giả như Thủ tướng Phạm Minh Chính, Thủ tướng Nhật Bản - Yoshihide Suga, Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha, Thủ tướng Pakistan - Imran Khan, Tổng thống Philippines - Rodrigo Duterte, Phó thủ tướng Singapore - Heng Swee Keat, Thủ tướng Campuchia – Hun Sen…

Việc bổ nhiệm Thongloun Sisoulith làm Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, không lâu sau khi ông trở thành Tổng Bí thư Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, đến vào một thời điểm đầy thách thức với quốc gia này.

Nằm trong số ít nước không ghi nhận trường hợp tử vong do COVID-19 vào năm 2020, Lào giống như quốc gia láng giềng Campuchia và Thái Lan đã trải qua một đợt gia tăng ca nhiễm bệnh gần đây.

"Trong suốt năm 2020, chúng tôi chỉ có 41 trường hợp nhiễm bệnh được xác nhận và tất cả 41 trường hợp đều hồi phục hoàn toàn, không có tử vong. Tuy nhiên, điều đáng ngạc nhiên là gần đây, CHDCND Lào đã có số ca nhiễm bệnh tăng đột biến. Tính đến hôm nay, tổng số ca mắc COVID-19 là 1.751 và hai trường hợp tử vong", ông Thongloun Sisoulith nói.

Dù tổng số ca mắc COVID-19 vẫn tương đối thấp, nền kinh tế 18 tỉ USD mong manh của Lào rất dễ bị tổn thương, sụt giảm 0,6% vào năm 2020, theo Ngân hàng Thế giới.

Trong khi lĩnh vực nông nghiệp trụ cột của Lào vẫn phục hồi vào năm ngoái khi tăng trưởng 2%, sự vắng mặt của du khách quốc tế đã gây thiệt hại 500 triệu USD. Lượng kiều hối của người lao động Lào làm việc ở nước ngoài, tổng cộng khoảng 100 triệu USD, cũng bị ảnh hưởng.

Suy thoái kinh tế góp phần vào vấn đề nợ ngày càng tăng của Lào, liên quan đến các khoản vay khổng lồ được bảo đảm để tài trợ cho việc xây dựng các đập thủy điện như một phần trong kế hoạch trở thành nước xuất khẩu năng lượng lớn.

Năm ngoái, Reuters đưa tin Lào đã nhượng quyền kiểm soát lưới điện cho một công ty Trung Quốc để ngăn chặn khả năng vỡ nợ.

Ngân hàng Thế giới dự đoán tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Lào sẽ phục hồi và tăng trưởng 4,9% vào năm 2021 theo kịch bản cơ sở. Song lưu ý khả năng rủi ro, chẳng hạn như không thể kiểm soát sự lây lan COVID-19 trong nước, Ngân hàng Thế giới ước tính Lào chỉ tăng 2,8% theo kịch bản giảm của nó.

Ông Thongloun Sisoulith đã công bố kế hoạch 5 năm vào tháng 1.2021 nhắm mục tiêu tăng trưởng kinh tế hàng năm là 4% và cải thiện cơ sở hạ tầng ở Lào, một trong những quốc gia nghèo nhất trong khu vực Đông Nam Á.

lanh-dao-lao-cong-nghe-va-hop-tac-se-giup-danh-bai-dai-dich(1).jpg
Ông Thongloun Sisoulith phát biểu tại hội nghị Tương lai châu Á của Tập đoàn Nikkei vào ngày 21.5

Trong bài phát biểu của mình ở hội nghị Tương lai châu Á, nhà lãnh đạo Lào nói rằng chính phủ đã thực hiện "các biện pháp nghiêm ngặt" để kiểm soát sự lây lan coronavirus. Ông Thongloun Sisoulith lạc quan rằng sự hợp tác và công nghệ sẽ đưa đại dịch tới gót chân.

Quan trọng nhất, chúng ta có thể nhìn thấy ánh sáng cuối đường hầm, vì nhiều quốc gia có thể phát triển và sản xuất vắc xin với nhiều loại và nhãn hiệu khác nhau một cách nhanh chóng”, ông Thongloun Sisoulith cho hay.

Lào đã nhận được vắc xin AstraZeneca thông qua chương trình COVAX do Liên Hợp Quốc hỗ trợ. Quốc gia Đông Nam Á này cũng nhận được vắc xin của Sinopharm từ Trung Quốc và Sputnik V từ Nga.

Ông Thongloun Sisoulith nói Lào rất biết ơn sự hỗ trợ từ nước ngoài cho việc triển khai tiêm vắc xin của họ, với​ khoảng 10% công dân đã được tiêm chủng, nhưng cần có thêm sự trợ giúp.

"Chúng tôi vẫn cần tìm kiếm sự hỗ trợ thêm về vấn đề này từ bạn bè để tiếp tục tiêm cho nhân dân chúng tôi", ông nói.

Bài liên quan
Thủ tướng Campuchia: Nếu không dựa vào Trung Quốc, tôi sẽ dựa vào ai?
Thủ tướng Hun Sen gọi những lời chỉ trích về quan hệ chặt chẽ của Campuchia với Trung Quốc là 'bất công' tại hội nghị Tương lai châu Á của Tập đoàn Nikkei (Nhật Bản).

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
2 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Lãnh đạo Lào: Công nghệ và hợp tác sẽ giúp đánh bại đại dịch, cần thêm vắc xin hỗ trợ