Ông Nguyễn Minh Lâm - Phó chủ tịch UBND tỉnh Long An cho biết, mục tiêu phấn đấu của Long An trong giai đoạn 2021-2030 là trung tâm phát triển kinh tế năng động, hiệu quả, bền vững của khu vực phía Nam.

Long An kỳ vọng gì khi công bố quy hoạch và mời gọi đầu tư?

Văn Kim Khanh | 26/07/2023, 15:45

Ông Nguyễn Minh Lâm - Phó chủ tịch UBND tỉnh Long An cho biết, mục tiêu phấn đấu của Long An trong giai đoạn 2021-2030 là trung tâm phát triển kinh tế năng động, hiệu quả, bền vững của khu vực phía Nam.

Ngày ngày 25.7, UBND tỉnh Long An đã tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Long An thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Xúc tiến đầu tư tỉnh Long An.

Tại hội nghị, UBND tỉnh Long An đã trao Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư và Giấy chứng nhận đầu tư cho 9 dự án với tổng vốn đăng ký khoảng 40.400 tỉ đồng.

thu-tuong-phat-biet-la(2).png
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo hội nghị - Ảnh:BH

Cũng theo ông Nguyễn Minh Lâm - Phó chủ tịch UBND tỉnh Long An, mục tiêu đến năm 2030, Long An là trung tâm phát triển kinh tế năng động, hiệu quả, bền vững của khu vực phía nam; trở thành cửa ngõ trên tuyến hành lang kinh tế đô thị - công nghiệp của vùng ĐBSCL; kết nối chặt chẽ với TP.HCM và vùng Đông Nam Bộ; đầu mối hợp tác, giao thương quan trọng với Campuchia; hình thành được các hành lang kinh tế, vùng, trung tâm phát triển và đô thị động lực; thích ứng với biến đổi khí hậu.

Long An sẽ thực hiện các đột phá phát triển như: Hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, tạo đột phá trong nâng cao năng lực cạnh tranh; cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ.

Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, thu hút, trọng dụng và đãi ngộ nhân tài, đặc biệt là trong các ngành và lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, năng lượng tái tạo, vận tải, logistics và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

la-trao-qddt(3).png
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trao Quyết định phê duyệt Quy hoạch tỉnh Long An thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 cho tỉnh Long An - Ảnh: BH

Thành phố Tân An là trung tâm chính trị - hành chính - đô thị hạt nhân - đô thị vệ tinh của TP.HCM; là trung tâm thương mại, dịch vụ, công nghiệp công nghệ cao, hiện đại phía đông bắc vùng ĐBSCL.

Hành lang kinh tế gồm: Hành lang đường Vành đai 3 - 4, bám dọc theo các trục đường Vành đai 3, Vành đai 4 của TP.HCM. Hành lang phát triển phía nam: Bám dọc theo trục động lực liên tỉnh từ TP.HCM đi qua tỉnh Long An và kết nối với tỉnh Tiền Giang (qua trục quốc lộ 50B).

Vùng đô thị và công nghiệp: Tập trung phát triển đô thị và công nghiệp tổng hợp, tạo thành hành lang phát triển đô thị trung tâm ở Bến Lức - Tân An và các đô thị công nghiệp ở các huyện Đức Hòa, Cần Giuộc, Cần Đước; phát triển khu kinh tế ở các huyện Cần Giuộc, Cần Đước; phát triển nông nghiệp ven đô, chuyên canh, ứng dụng công nghệ cao tại huyện Châu Thành, Tân Trụ và thành phố Tân An.

Vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, du lịch và kinh tế cửa khẩu: Phát triển dịch vụ, công nghiệp tại khu kinh tế cửa khẩu; phát triển du lịch sinh thái gắn với cảnh quan đặc trưng của vùng Đồng Tháp Mười, phấn đấu đưa thương hiệu du lịch Đồng Tháp Mười là thương hiệu quốc Gia.

Sáu trục động lực kinh tế gồm: Trục động lực Vành đai 3 - Vành đai 4, trục động lực quốc lộ 50B, trục động lực song hành quốc lộ 62, trục động lực Mỹ Quý Tây - Lương Hoà - Bình Chánh, trục động lực quốc lộ N 1, trục động lực Đức Hòa.

Dịp này, UBND tỉnh Long An trao Biên bản ghi nhớ nghiên cứu đầu tư cho 10 nhà đầu tư trong các lĩnh vực hạ tầng, công nghiệp, đô thị, môi trường, khu phức hợp vui chơi giải trí, nhà ở xã hội, nông nghiệp công nghệ cao.

Ông Nguyễn Văn Được - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Long An cho biết: "Tỉnh Long An cam kết sẽ luôn “mở rộng cửa” để chào đón và đồng hành với các nhà đầu tư trong và ngoài nước; quan điểm của tỉnh là luôn xem “người dân và doanh nghiệp làm chủ thể, là trung tâm phục vụ; doanh nghiệp là động lực, nguồn lực cho quá trình phát triển”.

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, có quy hoạch tốt thì mới có chương trình, dự án tốt, có chương trình, dự án tốt thì mới có nhà đầu tư tốt. Đây là sự kiện quan trọng được tổ chức nhằm tiếp tục cụ thể hóa các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển vùng ĐBSCL nói chung và tỉnh Long An nói riêng.

Đồng thời, Thủ tướng đề nghị cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư, có chiến lược kinh doanh lâu dài, bền vững, thực hiện nghiêm túc các cam kết đầu tư, thỏa thuận hợp tác, tuân thủ luật pháp, theo quy hoạch của tỉnh. Đồng hành với chính quyền các cấp; thẳng thắn góp ý, kiến nghị có trách nhiệm, xây dựng với chính quyền. Thực hiện tốt văn hóa kinh doanh, tinh thần "lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ".

Thủ tướng mong muốn các doanh nghiệp được trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và chủ trương đầu tư khẩn trương hoàn thành thủ tục và đẩy nhanh tiến độ, sớm đưa dự án vào hoạt động với tinh thần: "Đã nói là phải làm; đã cam kết phải thực hiện hiệu quả", tập trung vào một số động lực mới như chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
8 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Long An kỳ vọng gì khi công bố quy hoạch và mời gọi đầu tư?