Đến sáng 16.10, đã có 11 người chết do mưa lũ lịch sử tại miền Trung, 3 người mất tích, 18 người bị thương; hàng vạn gia súc gia cầm bị cuốn trôi; đường sắt bắc nam vẫn tê liệt do bị xỏi lở ở Quảng Bình; các tỉnh đang xin Trung ương hỗ trợ hàng ngàn tỉ…

Miền Trung: 11 người chết, hàng vạn gia cầm bị cuốn, cần cứu đói 5.000 tấn gạo

Lê Đình Dũng | 16/10/2016, 09:18

Đến sáng 16.10, đã có 11 người chết do mưa lũ lịch sử tại miền Trung, 3 người mất tích, 18 người bị thương; hàng vạn gia súc gia cầm bị cuốn trôi; đường sắt bắc nam vẫn tê liệt do bị xỏi lở ở Quảng Bình; các tỉnh đang xin Trung ương hỗ trợ hàng ngàn tỉ…

Đến 6 giờ sáng 16.10, tại Quảng Bình; các QL1A, QL 9B tỉnh lộ 570B, 561đã thông tuyến bước 1. QL1A đoạn qua TX.Ba Đồn đã được dỡ dải phân cách vào trưa 15.10 để lũ thoát nhanh. Đường Hồ Chí Minh nhánh đông đoạn K900-K911 (qua xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa) còn ách tắc; các tuyến đường quốc lộ 9, 12A, 12C, 15 vẫn còn một số điểm ngập, tắc đường. Hiện nước đang rút dần.

Đường sắt Bắc-Nam vẫn chưa thể lưu thông do đường sắt qua tỉnh Quảng Bình bị lũ cuốn gây sạt lở mái ta luy, xói nền đường tại nhiều vị trí. Mưa lớn đã gây sạt lở mái ta luy dương nền đường sâu 18-20m, rộng khoảng 16m đoạn khu gian Ngọc Lâm - Lạc Sơn thuộc xã Châu Hóa, huyện Tuyên Hóa.

Đường sắt Bắc-Nam vẫn đang tê liệt do bị lũ làm xói lở nhiều đoạn qua Quảng Bình

Công ty CP đường sắt Quảng Bình phải phong tỏa các đoạn đường sắt kể trên. Có 04 đoàn tàu/366 hành khách đang dừng tại 3 ga Mỹ Đức, Đồng Hới, Lệ Sơn. Riêng tàu đoàn tàu SE19 tại ga Lệ Sơn/132 hành khách đã được UBND tỉnh hỗ trợ xăng đầu để tàu nổ máy phục vụ điện sinh hoạt, và nhu yếu phẩm. Đến chiều 15.10, tỉnh đã ứng cứu chuyển về TP.Đồng Hới 132 khách (với 98 khách nước ngoài) bị kẹt trên tàu tại ga Lê Sơn, huyện Tuyên Hoá.

Quảng Bình là tỉnh bị ngập lụt nhà dân nhiều nhất trong đợt lũ này với 71.287 nhà tại 115 xã thuộc 8 huyện; bị ngập sâu từ 0,5 đến 3m, nhiều nơi ngập sâu trên 3m. Sáng 15.10, có khoảng 15 khu vực với 354 hộ thuộc 03 xã Châu Hóa, Mai Hóa, Cao Quảng, huyện Tuyên Hóa bị cô lập do sạt lở đường hoặc nước ngập đường. Đã xảy ra lũ quét tại xã Đức Hóa, huyện Tuyên Hóa sáng 15.10, có ảnh hưởng 46 nhà dân.

Tại Quảng Trị, đến sáng ngày 15.10, mưa đã giảm, nước rút, giao thông cơ bản bình thường. Còn ngập cục bộ tuyến giao thông nông thôn địa bàn huyện Hải Lăng, một số tuyến đường có ngầm, tràn ở vùng miền núi.

Tại Thừa Thiên-Huế, đến sáng 15.10, cơ bản đã hết ngập úng các khu dân cư, đã khôi phục 10% điện sinh hoạt trên toàn tỉnh, giao thông trở lại bình thường.

Cần hỗ trợ cứu đói 5.000 tấn gạo

Tính đến 19 giờ ngày 15.10, đã có 11 người chết (Quảng Bình: 09 người; Thừa Thiên-Huế: 02 người); 3 người mất tích ở Quảng Bình; 18 người bị thương (Quảng Bình: 13 người; Quảng Trị: 03 người; Thừa Thiên-Huế: 02 người).

Về nhà ở, đã có 962 nhà bị tốc mái; 72.506 nhà bị ngập ở các tỉnh. Về nông nghiệp, tổng diện tích hoa màu, rau màu bị thiệt hại: 1.108 ha, trong đoa nặng nhất là Quảng Bình với 766ha. Gia súc bị chết, cuốn trôi 141 con; gia cầm bị chết, cuốn trôi: 83.000 con (Quảng Bình: 73.000 con; Quảng Trị: 10.000 con).

Tỉnh Quảng Bình và Thừa Thiên-Huế đang đề xuất Chính phủ hỗ trợ hàng ngàn tỉ khắc phục sự cố do mưa lũ

Trước tình hình trên, Quảng Bình đã đề nghị Chính phủ hỗ trợ cứu đói cho người dân ở những vùng thiệt hại không có gạo để ăn: 5.000 tấn gạo, trước mắt hỗ trợ 2.000 tấn.

Hỗ trợ 250 tỉ đồng, trước mắt hỗ trợ khẩn cấp 100 tỉ đồng để sớm khắc phục hậu quả do lũ lụt gây ra. Hỗ trợ giống cây trồng phù hợp với cơ cấu giống của tỉnh, cho tỉnh nhận giống tại Công ty cổ phần giống cây Quảng Bình (lúa giống các loại: 500 tấn; ngô giống các loại: 100 tấn; lạc giống các loại: 100 tấn; hạt giống rau:15 tấn). Hỗ trợ giống vật nuôi, thuốc xử lý môi trường, nước sinh hoạt và các vật tư thiết bị khác, phòng dịch bệnh vật nuôi, cây trồng: 50 tỉ đồng.

Quảng Bình cũng đề nghị Trung ương hỗ trợ tỉnh khắc phục, sửa chữa các công trình thiết yếu, để ổn định đời sống và sản xuất của nhân dân với tổng số tiền là: 1.220 tỉ đồng.

Tỉnh Thừa Thiên-Huế cũng đã có công văn đề nghị Chính phủ hỗ trợ đầu tư trước mắt cho 20km với khoảng 300 tỉ đồng, xây dựng công trình chống sạt lở một số đoạn bờ sông Bồ; một số đoạn qua sông Hương. Hỗ trợ khoảng 1.000 tỉ để xây dựng các công trình chống sạt lở bờ biển tại xã Phú Thuận, xã Vinh Hải và xã Quảng Công.

Đề nghị Bộ TN-MT quan tâm đầu tư 03 hệ thống máy đo gió (01 tại Thuận An, 01 tại Phú Lộc và 01 tại trung tâm TP.Huế), hiện nay chỉ có máy đo gió đặt ở trạm Khí tượng Huế tại xã Thủy Bằng nằm sâu trong đất liền chưa phản ánh đúng cấp độ gió khu vực ven biển và TP.Huế. Ngoài ra, Thừa Thiên-Huế cũng đề nghị Bộ NN-PTNT hỗ trợ hàng trăm tỉ để xây dựng các hạng mục khác như nâng cấp đê biển, khu neo đậu trú tránh cho tàu thuyền, hồ chứa nước...

Theo Báo cáo của Văn phòng Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố từ Quảng Nam đến Khánh Hòa, tính đến 6 giờ ngày 16.10, đã thông báo và hướng dẫn cho tổng số 26.929 tàu/114.055 lao động biết vị trí, hướng di chuyển của bão Sarika để chủ động phòng tránh.

Lê Đình Dũng
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
7 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Miền Trung: 11 người chết, hàng vạn gia cầm bị cuốn, cần cứu đói 5.000 tấn gạo