Hơn 2,5 triệu người đã ký vào một bản kiến nghị, kêu gọi tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý lần hai về Liên hiệp châu Âu, một số nhà lập pháp Anh còn khẳng định rằng Quốc hội nước này có quyền "lật đổ" kết quả của cuộc trưng cầu dân ý hôm 23.6.

Một số nghị sĩ Anh muốn Quốc hội 'lật đổ' kết quả Brexit

Hà Ngọc Bách | 26/06/2016, 08:56

Hơn 2,5 triệu người đã ký vào một bản kiến nghị, kêu gọi tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý lần hai về Liên hiệp châu Âu, một số nhà lập pháp Anh còn khẳng định rằng Quốc hội nước này có quyền "lật đổ" kết quả của cuộc trưng cầu dân ý hôm 23.6.

Có thể nói, trước những hậu quả quá nhanh chóng sau cuộc trưng cầu dân ý hôm 23.6, nhiều người Anh đang cảm thấy "hối tiếc" cho quyết định của mình.

Số người chọn để nước Anh rời khỏi EU chỉ nhiều hơn số người muốn nước Anh ở lại là 1,2 triệu người, trong tổng số 33 triệu người đã đi bầu. Cuộc trưng cầu dân ý hôm 23.6 cũng khiến nước Anh chia rẽ sâu sắc khi Scotland, Bắc Ireland và London là khu vực bình chọn cho nước Anh ở lại EU còn xứ Wales và các khu vực còn lại bình chọn rời khỏi EU.

Ngay sau khi bản kiến nghị trực tuyến kêu gọi tổ chức trưng cầu dân ý lần hai về Liên hiệp châu Âu được đăng lên, đã thu hút được 2.666.997 chữ ký tính tới thời điểm hiện tại.Đây là kiến nghị thu hút được nhiều chữ ký nhất trong lịch sử trên website của Quốc hội Anh, vượt xa con số 100 nghìn chữ ký để cơ quan lập pháp này phải cân nhắc tiến hành thảo luận.

Kiến nghị trên kêu gọi chính phủ thực thi một điều khoản, theo đó, nếu bất kỳ bên nào [bỏ phiếu rời hoặc ở lại EU] giành được ít hơn 60% phiếu bầu với tổng tỷ lệ người đi bầu dưới 75% thì cần tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý khác.Theo kết quả hôm 23.6, tỷ lệ người đi bầu là 72%,tỷ lệ đi bầu cao nhất trong một cuộc bỏ phiếu cấp quốc gia từ năm 1992 đến nay và phe ủng hộ việc rời EU giành được số phiếu là 52% so với 48% của phe hậu thuẫn ở lại.

Theo lý thuyết, Quốc hội Anh không nhất thiết phải nghe theo kết quả của cuộc trưng cầu dân ý vừa diễn ra hôm 23.6. Nghị sĩ David Lammy, một thành viên của đảng Lao động hôm 25.6 đã kêu gọi Quốc hội Anh tiến hành bỏ phiếu để giữ Anh ở lại EU.

"Chúng ta có thể ngăn chặn sự điên rồ này và chấm dứt cơn ác mộng này. Chúng ta không thể phá hủy nền kinh tế của mình chỉ vì sự ngạo mạn và đối trá của lãnh đạo phe Brexit Boris Johnson", ông Lammy nói.

Tuy nhiên, không phải nhà lập pháp nào cũng đồng tình với ông Lammy, nhất là một số chuyên gia về Hiến pháp Anh. Ông Alan Renwick, Phó giám đốc Ban Hiến pháp của Đại học College London nói với hãng tin AP rằng một cuộc bỏ phiếu tại Quốc hội để lật đổ kết quả trưng cầu dân ý là một hành động "nằm trong lý thuyết pháp lý... Nhưng trong thực tế, điều này hoàn toàn không thể xảy ra".

Đáp lại, John Curtice một chuyên gia thăm dò dư luận nói với tờ Daily Telegraph, "Có bao nhiêu người bỏ phiếu ủng hộ rời khỏi EU? 17 triệu người. Không lẽ ý kiến của hơn 1 triệu người là thức ăn cho gà?Chỉ có những kẻ xấu tính mới ký thỉnh nguyện thư ở thời điểm này, họ nên làm điều đó trước khi mọi việc xảy ra. Thậm chí thời đó, kiến nghị này cũng không có nhiều ý nghĩa".

Trong khi người Anh đang tranh luận xung quanh kết quả trưng cầu dân ý của chính mình, các chính trị gia cấp cao nhất của EU đã nhanh chóng đưa ra quyết định của mình là anh phải rời khỏi EU "càng sớm càng tốt". Dù vậy, theo quy định thì ít nhất phải tới năm 2018 Anh mới có thể rời khỏi EU một cách chính thức.

Ngược lại với thái độ dứt tình của các lãnh đạo EU, lãnh đạo phe Brexit những người trước đó đã từng trấn an dư luận rằng EU và Anh vẫn sẽ có mối quan hệ tốt nếu nước Anh rời khỏi Liên minh lại không đưa ra tuyên bố nào trong ngày 25.6.

Không chỉ phải đối mặt với làn sóng "hối hận" vì quyết định trong cuộc trưng cầu dân ý vừa qua, nước Anh còn phải đón thêm một tin không vui là Scotland và Bắc Ireland đã có những động thái xúc tiến trưng cầu dân ý để tách khỏi Anh.

Tại Scotland, Thủ hiến Nicola Sturgeon hôm 25.6 đã triệu tập một phiên họp nội các để bàn về phản ứng của chính phủ bà đối với cuộc bỏ phiếu rời EU. Trước đây bà từng nói rằng Scotland bị buộc phải ở ngoài EU trong khi đa số cử tri Scotland chọn giải pháp ở lại là một việc “không thể chấp nhận được”.

Bà Sturgeon nói thêm rằng một cuộc trưng cầu dân ý mới về vấn đề độc lập đang được xem xét. Hồi năm 2014 Scotland từng chọn ở lại nước Anh nhưng với điều kiện Anh quốc là một thành viên của EU.

Sau cuộc họp nội các, bà Sturgeon cho báo chí biết rằng các giới chức Scotland sẽ họp với các giới chức EU thảo luận về những sự lựa chọn “để bảo vệ chỗ đứng của Scotland trong EU.”

Quyết định rời EU cũng khơi dậy tinh thần đòi ly khai ở Bắc Ireland, phần duy nhất của nước Anh có ranh giới trên bộ với EU.Lãnh tụ Sinn Fein, ông Martin McGuiness, đã lập lại yêu cầu của ông đòi tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý để Bắc Ireland tách khỏi Anh Quốc và tái thống nhất với Cộng hòa Ireland, một nước đang là thành viên của EU.

Thiên Hà (theo Fox News)
Bài liên quan
Bán nhà giá 1 euro cho người Mỹ thất vọng với kết quả bầu cử
Một ngôi làng trên đảo Sardinia của Ý đã nhìn ra cơ hội tiềm năng khi chính trị gia Donald Trump tái đắc cử tổng thống Mỹ.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh quản lý nhà nước về thương mại điện tử
2 giờ trước Theo dòng thời sự
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 119/CĐ-TTg ngày 25.11.2024 yêu cầu một số bộ liên quan và các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Một số nghị sĩ Anh muốn Quốc hội 'lật đổ' kết quả Brexit