Sau khi cuộc trưng cầu dân ý tách nước Anh ra khỏi EU thành công, hàng loạt phong trào ly khai tại Mỹ đã lên tiếng rằng họ sẽ tìm cách để trưng cầu dân ý tách tiểu bang của mình ra khỏi nước Mỹ. Đến thời điểm này đã có 3 phong trào ly khai lộ diện.

Brexit đang là cảm hứng cho phong trào tại một số bang đòi tách khỏi Mỹ

Hà Ngọc Bách | 26/06/2016, 07:09

Sau khi cuộc trưng cầu dân ý tách nước Anh ra khỏi EU thành công, hàng loạt phong trào ly khai tại Mỹ đã lên tiếng rằng họ sẽ tìm cách để trưng cầu dân ý tách tiểu bang của mình ra khỏi nước Mỹ. Đến thời điểm này đã có 3 phong trào ly khai lộ diện.

"Chúng tôi dự định bắt chước quá trình đó (Brexit)ở California mà một cuộc trưng cầu dâný đòi quyền độc lập", ôngLouis Marinelli, lãnh đạo của nhóm ly khai đòi California độc lập nói với Reuters.

Nhóm ly khai này phản đốisự giám sát gắt gao của quân đội và sở cảnh sát ở California, họ nói rằng tiểu bang này đủ nguồn lực để trở thành một nước riêng và điều này là viễn cảnh tốt nhất cho California.Chiến dịch ly khai này đã nhen nhóm nhiều năm qua, khi đã quy tụ được 20.000 người cùng chí hướng để đến bang New England xây dựng một lãnh địa của riêng những người muốn chống chính phủ liên bang.

Một nhóm ly khai khác với ý định xây dựng một nước gọi là Vermont Đệ nhị Cộng hòa đang vận động cho chiến dịch ly khai ở bang Vermont. Dù vậy phong trào này đã mất đi nhiềusức mạnh khi lãnh đạo của nhóm là Thomas Naylor qua đời hồi năm 2012.Vermont Đệ nhị Cộng hòa nếu được thành lập sẽ là một "nhà nước nhỏ, dân chủ, bất bạo động và bình đẳng".

Phong trào ly khai lớn mạnh, công khai và có nhiều ủng hộ nhất là phong trào ly khai ở bang Texas, tiểu bang từng là một quốc gia độc lập từ năm 1836 đến năm 1845 rồi mới sápnhập vào Mỹ.Daniel Miller, Chủ tịch Phong trào chủ nghĩa dân tộc Texas (TNM), cho rằng cuộc trưng cầu dân ý vừa qua ở Anh có thể trở thành hình mẫu để người dân bang Texas hướng tới.

"TNM chính thức kêu gọi thống đốc bang Texas tiến hành cuộc bỏ phiếu tương tự dành cho người dân Texas", tuyên bố của phong trào ly khai này viết.

Texas là bang có nền kinh tế trị giá 1,6 nghìn tỉ USD mỗi năm, nên nếu tách ra thành một nước riêng, nước này sẽ trở thành một trong 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Hồi đầu năm 2016, TNM đã thất bại trong việc vận động tổ chức trưng cầu dân ý vào tháng 11 tới. Nhưng sau cuộc trưng cầu dân ý ở Anh vừa rồi, ông Miller nói họ sẽ tiếp tục vận động cho mùa bầu cử vào năm 2018. "Chiến thắng của Brexit mở cánh cửa cho phong trào Texit hướng đến những cuộc đối thoại cụ thể về vấn đề độc lập, để người dân được cất tiếng nói", ông Miller tuyên bố.

Ông Miller còn khẳng định sự lớn mạnh của phong trào của mình khi nói rằng phong trao ly khai của ông hiện đang nhận được sự ủng hộ của hơn 250.000 người.

Thực tế phong trào đòi ly khai tại Texas đã manh nha từ lâu, khi nhiều người dân của bang này cho rằng họ đang phải đóng thuế caocho chính phủ liên bang Mỹđể "nuôi" các bang khác nghèo hơn.

Hồi năm 2012,Thống đốc bang Texas khi đó là ông Rick Perry còn thẳng thừng tuyên bố là nếu chính quyền liên bang Mỹ tiếp tục "o ép" tiểu bang này thì họ sẽ tiến hành thủ tục để được độc lập.

"Nếu chính quyền Liên bang cứ buộc người dân Texas phải chịu mức thuế nặng như hiện nay, họ sẽ phải nghĩ đến việc tách khỏi nước Mỹ. Texas là một nơi hết sức đặc biệt và người dân Texas chúng ta là những người rất độc lập", ông Perry nói.

Khi đó, theo một cuộc thăm dò dân ý của Rasmussen Reports, thì có tới 31% người dân Texas được hỏi ý kiến tỏ ý tin chắc rằng bang của họ có quyền tách khỏi nước Mỹ để tạo thành một quốc gia độc lập. Có tới 25% người dân Texas không mặn mà với việc nằm trong thành phần của nước Mỹ.

Sẽ không có chuyện chia tách nước Mỹ

Không như EU, vốn có định chế để một nước trong khối chia tách khỏi liên minh của mình, nước Mỹ không cho phép các tiểu bang của mình tách ra thành một nước độc lập.

"Tính hợp pháp của hành động ly khai là có vấn đề. Nội chiến (Mỹ) đã đóng vai trò rất lớn trong việc thiết lập quyền lực của chính phủ liên bang và trao cho chính quyền liên bang quyền quyết định vấn đề này", ông Eric McDaniel, Phó giáo sư tại Đại học Texas tại Austin nói.

Theo ông McDaniel, nhiều sử gia Mỹ tin rằng khi quân đội Miền Nam đầu hàng tại Appomattox vào năm 1865, ý tưởng về sự ly khai khỏi liên bang đã bị xóa bỏ. Chiến thắng của Miền Bắc trong nội chiến Mỹ thiết lập tiền lệ rằng các tiểu bang không thể ly khai một cách hợp pháp.

Quan trọng hơn, Hiến pháp Mỹ có quy định để sápnhập thêm bang mới vào nước Mỹ, nhưng không có một điều nào cho phép một tiểu bang ly khai.

Vì thế, nếu có một cuộc trưng cầu dân ý xảy ra tại Texas và đa số người dân tiểu bang này chọn việc tách khỏi Mỹ thì tiểu bang này cũng sẽ không thể độc lập vì bị Tòa án Tối cao Mỹ bác kết quả trưng cầu dân ý.

Thiên Hà (theo Reuters, Texas Tribune)
Bài liên quan
Bộ Hiệu quả chính phủ Mỹ sẽ không cho công chức liên bang làm việc từ xa
Đài CNN cho biết Bộ Hiệu quả chính phủ Mỹ (DOGE) do tỷ phú Elon Musk cùng doanh nhân Vivek Ramaswamy lãnh đạo dự kiến thúc đẩy chấm dứt hình thức làm việc từ xa với tất cả cơ quan liên bang nhằm cắt giảm công chức.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
4 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Brexit đang là cảm hứng cho phong trào tại một số bang đòi tách khỏi Mỹ