Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) hôm 14.5 cho biết, nhà nghiên cứu gốc Hoa, tiến sĩ Qing Wang làm việc tại Trung tâm y tế học thuật Cleveland Clinic (bang Ohio) đã bị bắt với cáo buộc có liên hệ với gián điệp Trung Quốc. Đây là động thái mới nhất của Mỹ đối phó với việc Trung Quốc đánh cắp các nghiên cứu khoa học của nước này.

Mỹ bắt nhà khoa học gốc Hoa vì nhận tiền từ trường đại học ở Vũ Hán

15/05/2020, 12:50

Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) hôm 14.5 cho biết, nhà nghiên cứu gốc Hoa, tiến sĩ Qing Wang làm việc tại Trung tâm y tế học thuật Cleveland Clinic (bang Ohio) đã bị bắt với cáo buộc có liên hệ với gián điệp Trung Quốc. Đây là động thái mới nhất của Mỹ đối phó với việc Trung Quốc đánh cắp các nghiên cứu khoa học của nước này.

Nhà nghiên cứu gốc Hoa Qing Wang - Ảnh: Fox News

Theo Reuters, FBI hôm 13.5 đã lục soát nhà của tiến sĩ Wang ở thành phố Shaker Heights, bang Ohio, trước khi bắt giữ ông vì cáo buộc gian lận và lừa đảo 3,6 triệu USD tiền trợ cấp liên bang của Mỹ.

Các công tố viên cho biết ông Wang đã nhận tiền từ Viện Sức khỏe quốc gia Mỹ mà không khai báo việc cùng lúc đó làm trưởng khoa tại Đại học Khoa học và Kỹ thuật Hoa Trung ở Vũ Hán, Trung Quốc. Hành động này của Wang vi phạm điều khoản nhận trợ cấp liên bang ở Mỹ.

“Tiến sĩ Wang đã cố tình không tiết lộ việc nhận các khoản tài trợ từ Trung Quốc và có liên hệ với các tổ chức nước ngoài, thậm chí còn tham gia vào một mô hình lừa đảo để tránh bị kết án hình sự”, Eric Smith, người đứng đầu văn phòng FBI tại Cleveland cho biết.

Được biết, ông Wang là một công dân Mỹ gốc Hoa, là nhà nghiên cứu chuyên về di truyền và bệnh tim mạch. Ông đã làm việc tại Cleveland Clinic từ năm 1997.

FBI cũng cáo buộc vị tiến sĩ tham gia vào chương trình "Ngàn nhân tài" của Trung Quốc, vốn tài trợ cho các nhà khoa học để khuyến khích mối quan hệ của họ với chính quyền Bắc Kinh. Chương trình này từ lâu đã được giới chức Mỹ coi là âm mưu của Trung Quốc trong việc cài người truy cập công nghệ nước ngoài hoặc các dữ liệu có giá trị.

Các điều tra viên cho biết thông qua chương trình "Ngàn nhân tài", Trung Quốc đã tài trợ 3 triệu USD cho cơ sở nghiên cứu và hoạt động tại các tổ chức mà Wang đã liên kết ở Trung Quốc. Cleveland Clinic cho biết họ đã sa thải vị tiến sĩ này sau khi biết ông có mối quan hệ với Trung Quốc nhưng không tiết lộ.

Đáng chú ý, Bộ Tư pháp Mỹ hôm 11.5 cũng đã truy tố giáo sư Simon Ang, Giám đốc điều hành Trung tâm Điện tử mật độ cao (HDEC) tại Đại học Arkansas vì tội danh gian lận tài chính. Cáo trạng của tòa án cho biết Ang đã tham chương trình "Ngàn nhân tài" và giữ bí mật các khoản tài trợ của Trung Quốc để tiếp tục nhận thêm các khoản tài trợ khác từ cơ quan chính phủ Mỹ, bao gồm NASA.

Trong một vụ việc tương tự, tiến sĩ Xiao-Jiang Li, 63 tuổi, cựu giáo sư Đại học Emory ở Atlanta (bang Georgia, Mỹ) hôm 8.5 cũng đã thừa nhận tội danh kê khai thuế sai lệnh, che giấu khoản tài trợ 500.000 USD nhận được từ chương trình "Ngàn nhân tài" của Trung Quốc. Ông Li bị kết án 1 năm quản chế và phải nộp 35.089 USD tiền bồi thường.

Đầu năm nay, giáo sư Charles Lieber, trưởng khoa của Đại học Harvard đã bị tòa án liên bang Mỹ truy tố với cáo buộc nhận tiền tài trợ từ Đại học Công nghệ Vũ Hán (WUT) nhưng đã lừa dối khi phủ nhận mối quan hệ liên quan với các tổ chức Trung Quốc. Năm ngoái, một nghiên cứu sinh y khoa Trung Quốc được tài trợ bởi Havard cũng bị bắt giữ tại Boston (Mỹ) do tìm cách đánh cắp trái phép tế bào ung thư từ Mỹ sang Trung Quốc để nghiên cứu.

Đây là những trường hợp nêu bật "mối đe dọa đang diễn ra liên tục" bởi Trung Quốc bằng cách sử dụng các chương trình tuyển mộ để lôi kéo nhiều học giả và nhà nghiên cứu nhằm mục địch đánh cắp các công trình khoa học và công nghệ của Mỹ.

Trước tình hình đó, FBI và Viện Sức khỏe Quốc gia Mỹ hiện đang bắt đầu rà soát các trường đại học và cao đẳng để tìm kiếm các học giả đã và đang trở thành đối tượng thu thập thông tin tình báo cho Trung Quốc.

Trang Nhung (theo Reuters)

Bài liên quan
Người Nhật đau đầu đối phó với nạn cát vàng đến từ Trung Quốc
Cát vàng là bụi có nguồn gốc từ các sa mạc nội địa của Trung Quốc và Mông Cổ, được gió thổi đến quần đảo Nhật Bản, thường là từ tháng 3 đến tháng 5 hằng năm.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Nghiên cứu thiết lập hệ thống đăng ký quốc gia về tín chỉ carbon
một giờ trước Nhịp đập khoa học
Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài nguyên - Môi trường khẩn trương nghiên cứu thiết lập hệ thống đăng ký quốc gia về tín chỉ carbon.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mỹ bắt nhà khoa học gốc Hoa vì nhận tiền từ trường đại học ở Vũ Hán