Các quan chức Mỹ cho biết đã nhận được thông tin tình báo cho thấy Bắc Kinh đã chia sẻ thông tin với Moscow, nói với người Nga rằng Mỹ đang cố gây bất hòa - và Trung Quốc sẽ không cố cản trở các kế hoạch và hành động của Nga.

Mỹ cay đắng vì tin rằng bị Trung Quốc bán đứng cho Nga trong vấn đề Ukraine

Anh Tú (dịch) | 26/02/2022, 07:20

Các quan chức Mỹ cho biết đã nhận được thông tin tình báo cho thấy Bắc Kinh đã chia sẻ thông tin với Moscow, nói với người Nga rằng Mỹ đang cố gây bất hòa - và Trung Quốc sẽ không cố cản trở các kế hoạch và hành động của Nga.

Trong ba tháng qua, các quan chức cấp cao của chính quyền Joe Biden đã tổ chức nửa tá cuộc họp khẩn cấp với các quan chức hàng đầu của Trung Quốc. Trong các lần đó, người Mỹ trình bày thông tin tình báo cho thấy sự tăng cường quân đội của Nga xung quanh Ukraine và đề nghị Trung Quốc tác động để Nga không phiêu lưu quân sự.

Sau 50 năm là đối tác của Mỹ, Trung Quốc chuyển sang chơi thân với Nga

Mỗi lần như vậy, các quan chức Trung Quốc, bao gồm cả ngoại trưởng và đại sứ Trung Quốc tại Washinton, lại từ chối người Mỹ. Phía Trung Quốc nói họ không nghĩ rằng một cuộc xâm lược đang diễn ra. Sau một cuộc trao đổi ngoại giao vào tháng 12, các quan chức Mỹ nhận được thông tin tình báo cho thấy Bắc Kinh đã chia sẻ thông tin với Moscow, nói với người Nga rằng Mỹ đang cố gây bất hòa - và Trung Quốc sẽ không cố cản trở các kế hoạch và hành động của Nga.

Các cuộc hội đàm chưa được báo cáo trước đây giữa các quan chức Mỹ và Trung Quốc cho thấy chính quyền Biden đã cố gắng sử dụng các phát hiện tình báo và ngoại giao để thuyết phục một siêu cường mà họ coi là đối thủ ngày càng lờn mạnh để ngăn chặn một siêu cường khác tấn công Ukraine. Nhưng Trung Quốc kiên trì đứng về phía Nga ngay cả khi bằng chứng về kế hoạch tấn công quân sự của Moscow trong mùa đông. Khi The New York Times đề cập đến câu chuyện này, Đại sứ quán Trung Quốc đã không phản hồi.

Trung Quốc là đối tác mạnh mẽ nhất của Nga và hai quốc gia đã tăng cường mối quan hệ gắn bó trong nhiều năm trên các lĩnh vực ngoại giao, kinh tế và quân sự. Ông Tập và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã gặp nhau 37 lần với tư cách là các nhà lãnh đạo quốc gia trước năm nay. Theo suy nghĩ của một số quan chức Mỹ, nếu bất kỳ nhà lãnh đạo thế giới nào có thể khiến Putin phải cân kỹ về việc tấn công Ukraine, thì đó chính là ông Tập.

Nhưng các nỗ lực ngoại giao đã thất bại và Putin bắt đầu một cuộc tấn công toàn diện vào Ukraine vào sáng 24.2 sau khi công nhận hai khu vực ly khai ở phía đông Ukraine là các quốc gia độc lập.

Một số quan chức Mỹ nói rằng mối quan hệ giữa Trung Quốc và Nga dường như mạnh mẽ hơn bất kỳ lúc nào kể từ Chiến tranh Lạnh. Cả hai hiện đang thể hiện mình như một mặt trận ý thức hệ chống lại Mỹ và các đồng minh châu Âu và châu Á, ngay cả khi Putin thực hiện cuộc tấn công Ukraine, nơi mà Trung Quốc đã công nhận chủ quyền trong nhiều thập kỷ.

Sự báo động của các quan chức Mỹ và châu Âu về mối quan hệ giữa Trung Quốc và Nga đã lên đến đỉnh điểm mới với cuộc khủng hoảng Ukraine. Nó diễn ra đúng dịp Trung - Mỹ chuẩn bị kỷ niệm 50 năm ngày Tổng thống Richard Nixon có chuyến công du lịch sử tới Trung Quốc để làm nóng quan hệ ngoại giao nhằm thực hiện mục tiêu chung đối phó với Liên Xô. Trong 40 năm sau đó, mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn, đặc biệt là khi các mối quan hệ thương mại cộng sinh phát triển. Thế nhưng sau đó, rạn nứt xuất hiện do sự nghi ngờ lẫn nhau, tăng cường cạnh tranh  và những ý tưởng trái ngược nhau về quyền lực và tầm ảnh hưởng.

Trong các cuộc đàm phán riêng gần đây về Ukraine, các quan chức Mỹ đã nghe thấy ngôn ngữ từ những người đồng cấp Trung Quốc thể hiện quan điểm cứng rắn hơn một cách công khai. Điều này cho thấy thái độ thù địch hơn đã trở nên cố hữu.

Trung Quốc quay lưng với Mỹ

Hôm 23.2, sau khi Putin điều quân vào miền đông Ukraine nhưng trước khi thực hiện chiến dịch quân sự, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc - Hoa Xuân Oánh cho biết tuyên bố Mỹ là “thủ phạm của những căng thẳng hiện nay xung quanh Ukraine”.

Bà nói: “Về vấn đề Ukraine, gần đây Mỹ đã gửi vũ khí tới Ukraine, làm gia tăng căng thẳng, gây hoảng sợ và thậm chí thổi phồng khả năng xảy ra chiến tranh. “Nếu ai đó tiếp tục đổ dầu vào lửa trong khi buộc tội người khác không cố gắng hết sức để dập lửa, loại hành vi như vậy rõ ràng là vô trách nhiệm và trái đạo đức”

Bà nói thêm: “Khi Mỹ xua 5 làn sóng mở rộng NATO về phía đông đến tận ngưỡng cửa nhà Nga và triển khai các vũ khí tấn công chiến lược tiên tiến vi phạm cam kết với Nga, họ có bao giờ nghĩ đến hậu quả của việc đẩy một nước lớn vào chân tường không?”. Bà Hoa đã từ chối gọi cuộc tấn công của Nga là một "cuộc xâm lược".

Những phát biểu chống Mỹ nảy lửa của bà Hoa khi Nga tiến hành tấn công nước láng giềng đã khiến một số quan chức hiện tại cũng như cựu quan chức Mỹ và ngay cả các nhà phân tích Trung Quốc ở Mỹ choáng váng. Tuy nhiên, tuyên bố của bà Hoa lại phù hợp với những điểm chính trong tuyên bố chung 5.000 từ mà Trung Quốc và Nga đưa ra vào ngày 4.2 khi ông Tập và ông Putin gặp nhau bên lề lễ khai mạc Thế vận hội Olympic mùa đông ở Bắc Kinh. Trong tuyên bố chung đó, hai nước tuyên bố quan hệ đối tác của họ "không có giới hạn" và họ dự định cùng nhau chống lại các quốc gia dân chủ do Mỹ dẫn đầu. Trung Quốc cũng rõ ràng đứng về phía Nga trong văn bản tố cáo sự bành trướng của liên minh NATO.

Thứ bảy tuần trước, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã chỉ trích NATO trong một bài phát biểu trực tuyến thuộc Hội nghị An ninh Munich. Các nhà lãnh đạo châu Âu lần lượt cáo buộc Trung Quốc làm việc với Nga để lật ngược điều mà họ và người Mỹ nói là “trật tự quốc tế dựa trên luật lệ”. Ông Vương đã nói rằng chủ quyền của Ukraine cần được "tôn trọng và bảo vệ" - một tham chiếu đến nguyên tắc chính sách đối ngoại mà Bắc Kinh thường viện dẫn - nhưng không có quan chức Trung Quốc nào đề cập đến Ukraine trong những điều khoản đó kể từ khi Nga bắt đầu nổ súng.

Evan Medeiros, giáo sư Đại học Georgetown, giám đốc cấp cao về khu vực châu Á tại Nhà Trắng dười thời Obama, cho biết: “Họ tuyên bố trung lập, họ tuyên bố họ đứng trên nguyên tắc, nhưng tất cả những gì họ nói về nguyên nhân là chống Mỹ, đổ lỗi cho NATO và áp dụng đường lối của Nga".

Hoạt động ngoại giao của chính quyền Biden tới Trung Quốc để cố gắng ngăn chặn chiến tranh bắt đầu sau khi Tổng thống Joe Biden và ông Tập tổ chức hội nghị thượng đỉnh trực tuyến vào ngày 15.11. Trong cuộc nói chuyện, hai nhà lãnh đạo thừa nhận những thách thức trong mối quan hệ giữa 2 quốc gia, vốn đang ở mức thấp nhất. trong nhiều thập kỷ. Thế nhưng, các quan chức Nhà Trắng cho biết vào thời điểm đó sẽ cố gắng hợp tác trong các vấn đề cùng quan tâm, gồm an ninh y tế, biến đổi khí hậu và phổ biến vũ khí hạt nhân.

Sau cuộc họp, các quan chức Mỹ quyết định rằng việc tăng quân của Nga xung quanh Ukraine là vấn đề cấp bách nhất mà Trung Quốc và Mỹ có thể cùng nhau giải quyết. Một số quan chức cho rằng kết quả của hội nghị thượng đỉnh trực tuyến cho thấy có khả năng cải thiện quan hệ Mỹ-Trung. Những người khác tỏ ra nghi ngờ hơn, nhưng cho rằng điều quan trọng là không để xảy ra bất cứ “viên đá (ngáng đường) nào” trong nỗ lực ngăn chặn Nga tấn công.

Vài ngày sau, các quan chức Nhà Trắng đã gặp đại sứ Tần Cương tại Đại sứ quán Trung Quốc. Họ nói với đại sứ những gì cơ quan tình báo Mỹ đã phát hiện: một cuộc bao vây dần dần Ukraine bởi các lực lượng Nga, gồm cả các đơn vị thiết giáp. William J. Burns, giám đốc CIA, đã bay đến Moscow vào ngày 2.11 để đối mặt với những người Nga về thông tin trên và vào ngày 17.11, các quan chức tình báo Mỹ đã chia sẻ những phát hiện của họ với NATO.

Tại Đại sứ quán Trung Quốc, hành động của Nga là chủ đề đầu tiên trong cuộc thảo luận kéo dài hơn 1 tiếng rưỡi. Ngoài việc cung cấp thông tin tình báo, các quan chức Nhà Trắng nói với đại sứ Tần Cương rằng Mỹ sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt cứng rắn đối với các công ty, quan chức và doanh nhân Nga trong trường hợp xảy ra một cuộc xâm lược, vượt xa những tuyên bố của chính quyền Obama sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea năm 2014.

Các quan chức Mỹ cho biết các lệnh trừng phạt cũng sẽ gây tổn hại cho Trung Quốc theo thời gian vì các mối quan hệ thương mại của nước này. Họ cũng thể hiện mình biết cách Trung Quốc đã giúp Nga né tránh một số lệnh trừng phạt năm 2014 và cảnh báo Bắc Kinh về bất kỳ khoản viện trợ nào như vậy trong tương lai. Và họ lập luận rằng vì Trung Quốc được nhiều người coi là đối tác của Nga, nên hình ảnh toàn cầu của nước này có thể bị ảnh hưởng nếu Putin phiêu lưu quân sự.

Thông điệp rất rõ ràng: Sẽ vì lợi ích của Trung Quốc nếu thuyết phục Putin từ chối. Nhưng những lời đề nghị của họ chẳng đi đến đâu. Một quan chức Mỹ cho biết thái độ của ông Tần là nghi ngờ và dò xét.

Các quan chức Mỹ đã nói chuyện với đại sứ Tần về Nga ít nhất ba lần nữa, cả trong đại sứ quán và qua điện thoại. Wendy R. Sherman, thứ trưởng ngoại giao, đã có một cuộc gọi với ông Tần. Đại sứ Trung Quốc tiếp tục bày tỏ sự hoài nghi và nói rằng Nga có những lo ngại về an ninh chính đáng ở châu Âu.

Người Mỹ cũng đi nấc thang ngoại giao cao hơn: Ngoại trưởng Antony Blinken đã nói chuyện với Vương về vấn đề này vào cuối tháng 1 và một lần nữa vào 21.2, cùng ngày Putin ra lệnh đưa quân vào đông Ukraine.

"Bộ trưởng nhấn mạnh sự cần thiết phải bảo tồn chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine". Trong lời kêu gọi này, Bộ Ngoại giao Mỹ đã sử dụng cụm từ mà các nhà ngoại giao Trung Quốc thích sử dụng để ra hiệu cho các quốc gia khác không can dự vào các vấn đề liên quan đến Đài Loan, Tây Tạng, Tân Cương và Hong Kong, đều bị Bắc Kinh coi là vấn đề ly khai.

Các quan chức Mỹ đã gặp lại ông Tần ở Washington vào 23.2 và nghe những lời từ chối tương tự. Vài giờ sau, Putin tuyên chiến với Ukraine trên truyền hình và quân đội của ông bắt đầu tấn công nước này bằng tên lửa đạn đạo khi xe tăng lăn qua biên giới.

Bài liên quan
Phó chủ tịch Trung Quốc dự lễ nhậm chức của ông Trump
Bộ Ngoại giao Trung Quốc thông báo cử Phó chủ tịch Hàn Chính sang dự lễ nhậm chức ngày 20.1 của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump, đánh dấu lần đầu tiên một nhân vật cấp lãnh đạo của nước này hiện diện tại sự kiện như vậy.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp đoàn kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình 'Xuân quê hương 2025'
một giờ trước Sự kiện
Chiều 19.1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp đoàn 100 kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình "Xuân quê hương 2025" do Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao tổ chức.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mỹ cay đắng vì tin rằng bị Trung Quốc bán đứng cho Nga trong vấn đề Ukraine