Ngày 2.8, Mỹ chính thức rút khỏi Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF).

Mỹ chính thức rút khỏi hiệp ước hạt nhân với Nga

Nguyễn Cẩm Bình - 0901321282 - 060113793980 | 03/08/2019, 09:13

Ngày 2.8, Mỹ chính thức rút khỏi Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF).

Ngoại trưởng Mike Pompeo phát biểu: “Mỹ sẽ không giữ một hiệp ước bị Nga cố tình vi phạm. Việc Nga không tuân thủ gây nguy hiểm cho lợi ích tối cao của Mỹ. Họ phát triển và che giấu hệ thống tên lửa vi phạm INF, đe dọa trực tiếp đến Mỹ cùng đồng minh”.

Chính quyền Washington vào nửa năm trước đã báo trước quyết định từ bỏ INF nếu phía Moscow không tái tuân thủ các cam kết trong hiệp ước. Nga bác bỏ cáo buộc vi phạm, đồng thời lên án Mỹ muốn rút khỏi để tự do phát triển tên lửa mới.

Tổng thống Donald Trump tỏ ý sẵn sàng ký thỏa thuận cắt giảm mọi lực lượng hạt nhân mới với Nga, thậm chí có cả Trung Quốc.

“Một hiệp ước mà chúng tôi lẫn họ đều giảm vũ khí hạt nhân là điều tốt”, theo Tổng thống Trump.

Ký kết năm 1987, INF cấm Nga - Mỹ tham gia xử lý, sản xuất hoặc tiến hành phóng thử các loại tên lửa mang được đầu đạn hạt nhân có tầm bắn từ 500 - 5.500km phóng từ mặt đất.

Giới chức Washington cùng nhiều thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) xác định Moscow không tuân thủ do phát triển một tổ hợp tên lửa hành trình mang tên 9M729. Phía Nga phản bác tên lửa này có tầm bắn tối đa chỉ đến 480km.

Tên lửa 9M729 bị Mỹ cùng NATO cáo buộc vi phạm INF - Ảnh: Reuters

Sau khi Mỹ chính thức từ bỏ INF, NATO ra tuyên bố đổ lỗi Nga phải chịu hoàn toàn trách nhiệm, đồng thời khẳng định khối đã nhất trí một loạt biện pháp phối hợp phòng thủ trước nguy cơ từ 9M729. Tổng thư ký Jens Stoltenberg còn nhấn mạnh: “Chúng tôi không muốn nổ ra cuộc chạy đua vũ trang mới”.

Phía Bộ Ngoại giao Nga chỉ trích Mỹ phạm phải sai lầm nghiêm trọng. Họ cũng yêu cầu chính quyền Washington thi hành lệnh cấm triển khai tên lửa tầm ngắn/trung mang được đầu đạn hạt nhân đến châu Âu.

Tổng thống Vladimir Putin từng đảm bảo không triển khai tên lửa trừ phi Mỹ làm vậy trước. Ông đe dọa một khi Mỹ dám thực hiện bước đi này, tên lửa siêu thanh cùng tàu chiến Nga sẽ áp sát vùng biển Mỹ.

INF cùng Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược Mỹ - Nga (New Start) là hai trụ cột gìn giữ an ninh cho lục địa già. Tuy nhiên trong khi INF dường như chẳng thể cứu vãn thì New Start cũng chuẩn bị hết hạn.

Đại sứ Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc Trương Quân bác bỏ khả năng tham gia hiệp ước cắt giảm vũ khí hạt nhân ba bên với lý do thực lực của Trung Quốc chưa thể sánh bằng hai cường quốc kia.

Cẩm Bình (theo Reuters)
Bài liên quan
Bộ Hiệu quả chính phủ Mỹ sẽ không cho công chức liên bang làm việc từ xa
Đài CNN cho biết Bộ Hiệu quả chính phủ Mỹ (DOGE) do tỷ phú Elon Musk cùng doanh nhân Vivek Ramaswamy lãnh đạo dự kiến thúc đẩy chấm dứt hình thức làm việc từ xa với tất cả cơ quan liên bang nhằm cắt giảm công chức.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
4 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mỹ chính thức rút khỏi hiệp ước hạt nhân với Nga