Một loạt động thái nhượng bộ của CHDCND Triều Tiên, từ nhất trí với mục tiêu phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên cho tới việc thả 3 công dân Mỹ là những thành quả bước đầu của đội ngũ phụ trách xây dựng chiến lược đàm phán và hỗ trợ Tổng thống Donald Trump trong các cuộc đối thoại hạt nhân sắp tới với nhà lãnh đạo Kim Jong-un.

Mỹ chuẩn bị lực lượng cho cuộc đàm phán hạt nhân với Triều Tiên

Cẩm Bình | 03/05/2018, 17:58

Một loạt động thái nhượng bộ của CHDCND Triều Tiên, từ nhất trí với mục tiêu phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên cho tới việc thả 3 công dân Mỹ là những thành quả bước đầu của đội ngũ phụ trách xây dựng chiến lược đàm phán và hỗ trợ Tổng thống Donald Trump trong các cuộc đối thoại hạt nhân sắp tới với nhà lãnh đạo Kim Jong-un.

Đội ngũ này được tập hợp từ Hội đồng An ninh quốc gia (NSC) cùng Bộ Ngoại giao, được dẫn dắt bởi tân Ngoại trưởng Mike Pompeo với Cố vấn an ninh quốc gia John R.Bolton.

Theo The Washington Times, động thái thả 3công dân Mỹ, gồm các ông Kim Dong-chul, Kim Hak-song và Kim Sang-duk (Tony Kim) được Triều Tiên thực hiện sau khi Tổng thống Trump và các quan chức Mỹ gia tăng áp lực về vấn đề này vào thời điểm hai bên đang cố chốt lại những sắp xếp cuối cùng cho hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều

Hồi tháng 4, ông Trump từng tuyên bố “đang nỗ lực làm việc” để công dân Mỹ được trả tự do. Khi hội kiến nhàlãnh đạo Kim, Ngoại trưởng Pompeo được cho đã đề cập chuyện nàyvà cố vấn Bolton khi xuất hiện trên Fox News cũng phát biểu: “Nếu Triều Tiên thả 3công dân Mỹ bị giam giữ trước thượng đỉnh Mỹ-Triều, đây sẽ là cơ hội tốt để thể hiện sự chân thành của họ”.

Truyền thông nhà nước Triều Tiên cho biết 3công dân trên trong tuần này đã được thả khỏi trại cải tạo lao động, hiện đang trú tại một khách sạn ở ngoại ô Bình Nhưỡng. Theo nhà hoạt động Choi Sung-ryong: “Ông Trump có thể đưa họ về nước vào ngày thượng đỉnh Mỹ-Triều diễn ra, hoặc cử đặc sứ sang để họ có thể về trước”.

Ba công dân Mỹ (từ trái sang) Kim Hak-song, Kim Dong- chul, Kim Sang-duk vừa được thả khỏi trại cải tạo lao động - Ảnh: CNN

Không lặp lại sai lầm quá khứ

Theo Ngoại trưởng Pompeo: “Công tác của chúng tôi chỉ mới ở giai đoạn đầu, và kết quả vẫn chưa rõ. Nhưng có một điều chắc chắn: Chính quyền này sẽ không lặp lại sai lầm trong quá khứ. Chúng tôi đã có kinh nghiệm nhiều hơn. Đã đến lúc giải quyết chuyện này một lần và mãi mãi. Một thỏa thuận tồi không phải là sự lựa chọn.

Ông Joseph R.DeTrani, cựu đặc sứ Mỹ tại các cuộc đám phán 6 bên với Triều Tiên năm 2009, đánh giá chính quyền Washington đã chuẩn bị tốtvà Ngoại trưởng Pompeo “sẽ là nhân vật mấu chốt giúp Tổng thống Trump thành công”.

Trong khi các đồng minh Hàn Quốc và Nhật Bản ra kế hoạch hoàn tất tiến trình giải trừ hạt nhân hoàn toàn, có thể kiểm chứng và không thể đảo ngược ở Triều Tiên vào năm 2020, đội ngũ của Tổng thống Trump muốn hành động nhanh hơn.

Cố vấn Bolton lập luận rằng Washinton nên áp dụng “mô hình Lybia”. Năm 2003, nhà lãnh đạo Moammar Gadhafi đồng ý nhanh chóng từ bỏ kho vũ khí hạt nhân để đổi lấy một vị trí tạm thời trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc cùng nhiều đảm bảo khác. Nếu dùng cách tiếp cận này, ông Trump sẽ không cần một nhóm lớn để theo đuổi đàm phán kéo dài, mà thay vào đó là một đội ngũ nhỏ có thể nhanh chóng đến Triều Tiên kiểm chứng công tác giải trừ hạt nhân.

Theo một cựu quan chức từng tham gia vào các cuộc đàm phán với Bình Nhưỡng, sự khác biệt giữa đàm phán lần này với thất bại năm 2009 nằm ở chỗ Tổng thống Trump có khả năng sẽ yêu cầu nhàlãnh đạo Kim hành động ngay lập tức.

Ông Bolton bắt đầu xây dựng đội ngũ hỗ trợ đàm phán với Triều Tiên khi chỉ định bà Mira Ricardel, người từng phục vụ dưới thời cựu Tổng thống Bush và là cựu cố vấn quốc phòng cho chiến dịch tranh cử của ông Trump, làm cấp phó của mình.

Hai thành viên quan trọng khác là Matthew Pottinger và Allison Hooker, hai quan chức cấp cao của NSC. Ông Pottinger phụ trách các vấn đề châu Á, từng là nhà báo và lính thủy đánh bộ, còn bà Hooker được tôn trọng vì có chuyên môn về các vấn đề liên quan đến Triều Tiên, năm 2014 từng tháp tùng cựu Giám đốc Tình báo quốc gia James R.Clapper sang Bình Nhưỡng bí mật đàm phán về việc trả tự do cho hai công dân Mỹ.

Đã từng xuất hiện nhiều lo ngại khi Joseph Yun, Đặc phái viên phụ trách vấn đề Triều Tiên của Bộ Ngoại giao Mỹ, từ nhiệm vào tháng 2. Nhưng các nguồn tin khẳng định sự mất mát này không làm suy yếu đội ngũ của Tổng thống Trump.

Bên cạnh những gương mặt chủ chốt nêu trên, Nhà Trắng vẫn đang tiếp tục tăng cường sức mạnh cho đội ngũ này. Washington đang có ý định bổ nhiệm thêm Anthony Ruggiero, một cựu quan chức tài chính ủng hộ duy trì áp lực với Bình Nhưỡng. Ông Ruggiero từng giữ vai trò quan trọng trong những cuộc đàm phán trước đây.

Trên một mặt trận khác, Cơ quan Tình báo trung ương Mỹ (CIA) năm ngoái đã thành lập một trung tâm chuyên phụ trách vấn đề hạt nhân của Triều Tiên, và chính quyền Trump thời gian qua đã công bố kế hoạch đề cử tướng Harry Harris, Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương (PACOM) giữ vị trí Đại sứ Mỹ tại Úc.

Ngoài ra, đang có nhiều cựu quan chức và chuyên gia nghiên cứu có liên lạc với NSC về chính sách với Triều Tiên thông qua các cuộc gặp định kỳvà văn bản, trong đó có tiếng nói nhất là nhà phân tích Michael Pillsbury của Viện Nghiên cứu Hudson.

Cẩm Bình (theoThe Washington Times)
Bài liên quan
Bộ Thương mại Mỹ: Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 8 của Mỹ
Bộ Thương mại Mỹ (USITC) công bố đầu tháng 11.2024, Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 8 của Mỹ.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
10 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mỹ chuẩn bị lực lượng cho cuộc đàm phán hạt nhân với Triều Tiên