Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ngày 2.5 kêu gọi xây dựng một liên minh chiến lược giữa nước này với Ấn Độ và Úc, nhằm đối phó với những thách thức tại Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương cũng như ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc.

Liên minh Pháp - Ấn - Úc đối phó với Trung Quốc?

Cẩm Bình | 03/05/2018, 15:09

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ngày 2.5 kêu gọi xây dựng một liên minh chiến lược giữa nước này với Ấn Độ và Úc, nhằm đối phó với những thách thức tại Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương cũng như ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc.

Phát biểu tại một căn cứ hải quân Úc, Tổng thống Pháp đánh giá thách thức đáng chú ý đầu tiên chính là thay đổi trong chiến lược khu vực của Trung Quốc và những hành động để chứng minh mình là cường quốc toàn cầu mà nước này thực hiện.

Ông nói: “Chúng ta không ngây thơ. Nếu muốn Trung Quốc nhìn nhận và tôn trọng như một đối tác bình đẳng, chúng ta phải tập hợp cùng nhau. Trục Paris - Delhi - Canberra mới này sẽ giữ vai trò then chốt và là mục tiêu chung của chúng ta ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương”.

Ông Macron khẳng định nước Pháp, với một số vùng lãnh thổ hải ngoại trải dài khắp khu vực như Réunion, Mayotte, TânCaledonia, sẽ đóng góp hết mình.

Tổng thống Pháp muốn lập liên minh đối phó Trung Quốc - Ảnh: SCMP

Lời kêu gọi lập liên minh được Tổng thống Macron đưa ra khi ông đang có chuyến thăm Úc, quốc gia đang lo ngại trước ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc thông qua các khoản viện trợ khổng lồ. Theo tính toán của Viện nghiên cứu Lowy, Bắc Kinh trong giai đoạn 2006 - 2016 đã viện trợ 1,78 tỉUSD (bao gồm cả vay ưu đãi) cho các quốc gia Thái Bình Dương.

Ông Macron là Tổng thống Pháp đương nhiệm thứ hai công du Úc. Lãnh đạo hai nước nhân chuyến thăm này đã ký một loạt thỏa thuận giúp thúc đẩy hợp tác kinh tế và quốc phòng, dựa trên một hợp đồng cung cấp tàu ngầm cho Canberra, trị giá 38 tỉUSD đạt được cuối năm 2016.

Trước đó vào tháng 3, Tổng thống Pháp đã công du Ấn Độ. Trong chuyến thăm, ông Macron cam kết tăng cường quan hệ đối tác quốc phòng Pháp- Ấn.

Cẩm Bình (theo Reuters, Today Online)
Bài liên quan
Cần có cơ sở pháp lý điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo
Ủy ban Khoa học -Công nghệ - Môi trường (KH-CN-MT) thấy rằng Việt Nam cần phải có cơ sở pháp lý nhằm điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo (AI) để phát triển thế mạnh, hạn chế tác động bất lợi trong nghiên cứu, ứng dụng, phát triển công nghệ AI.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
8 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Liên minh Pháp - Ấn - Úc đối phó với Trung Quốc?