Hôm 24.2, Mỹ đã hạn chế xuất khẩu sang Nga một loạt các sản phẩm do nước này sản xuất cũng như hàng hoá do nước ngoài sản xuất được chế tạo bằng công nghệ của Mỹ.

Mỹ hạn chế xuất khẩu để đóng băng công nghệ Nga, Trung Quốc có thể hưởng lợi

Sơn Vân | 25/02/2022, 12:05

Hôm 24.2, Mỹ đã hạn chế xuất khẩu sang Nga một loạt các sản phẩm do nước này sản xuất cũng như hàng hoá do nước ngoài sản xuất được chế tạo bằng công nghệ của Mỹ.

Dưới đây là cách các quy tắc dự kiến ​​sẽ ảnh hưởng đến các công ty công nghệ của Mỹ, theo 6 chuyên gia về luật thương mại Mỹ.

Công nghệ mới nào bị hạn chế xuất khẩu sang Nga?

Các công ty Mỹ hiện phải có giấy phép để bán máy tính, cảm biến, laser, công cụ điều hướng và thiết bị viễn thông, hàng không, hàng hải. Mỹ sẽ từ chối gần như tất cả yêu cầu xuất khẩu sang Nga.

Các quy tắc mới cũng buộc các công ty sản xuất sản phẩm công nghệ ở nước ngoài bằng các công cụ của Mỹ phải xin giấy phép của chính quyền Biden trước khi vận chuyển đến Nga.

Một hạn chế tương tự lần đầu tiên được áp dụng trong những năm gần đây với các công ty giao hàng cho gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc - Huawei, đã mang lại hiệu quả to lớn.

Những công ty nào của Mỹ sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất?

Các chuyên gia pháp lý cho biết nhiều công ty Mỹ có thể lựa chọn tạm dừng tất cả hoạt động bán hàng sang Nga do thận trọng. Dan Goren, đối tác của công ty luật Wiggin and Dana (Mỹ), cho biết một khách hàng sản xuất thiết bị điện tử đã giữ lại lô hàng định chuyển cho một nhà phân phối Nga hôm 24.2.

Dữ liệu điều tra cho thấy, xuất khẩu của Mỹ sang Nga bị giới hạn ở mức khoảng 6,4 tỉ USD vào năm ngoái, với máy móc và phương tiện nằm trong số các danh mục lớn những năm qua.

Các tác động công nghệ nghiêm trọng nhất với Nga có thể đến từ việc hạn chế hàng hóa nước ngoài.

Hiệp hội Công nghiệp Bán dẫn (SIA), đại diện cho các nhà sản xuất chip của Mỹ, lưu ý rằng "Nga không phải là nước tiêu thụ trực tiếp đáng kể chất bán dẫn". Theo SIA, chi tiêu cho truyền thông và công nghệ của Nga "tổng cộng chỉ khoảng 25 tỉ USD trong số nhiều ngàn tỉ USD thị trường toàn cầu vào năm 2019”.

Thế nhưng, nhiều sản phẩm được sản xuất ở châu Á với đích đến là Nga, bao gồm chip được sản xuất bằng dụng cụ của Mỹ. Hơn 24 thành viên của Liên minh châu Âu cùng Vương quốc Anh, Canada, Nhật Bản, Úc và New Zealand đang áp đặt các biện pháp hạn chế xuất khẩu tương tự để hạn chế các lựa chọn của Nga.

my-han-che-xuat-khau-de-dong-bang-cong-nghe-nga2.jpg
Chip được sản xuất ở châu Á bằng công nghệ Mỹ sẽ không thể đến được Nga - Ảnh: Internet

Nga sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?

Emily Kilcrease, thành viên cấp cao tại Center for a New American Security là cựu phó trợ lý Đại diện Thương mại Mỹ, cho biết các hạn chế sẽ đóng băng công nghệ của Nga ở vị trí hiện nay.

"Bạn sẽ không thể đưa công nghệ mới vào nước này", cô nói.

William Reinsch, chuyên gia thương mại tại Center for Strategic and International Studies và là một cựu quan chức xuất khẩu của Bộ Thương mại, cho biết: "Cuối cùng họ sẽ bị tổn thương, nhưng có thể không trong nhiều tháng. Đó không phải là một đòn tấn công ngay lập tức".

Các biện pháp kiềm chế và trừng phạt không toàn diện như các hành động thương mại của Mỹ với Iran và Triều Tiên, nhưng có thể gây ra hậu quả lớn hơn trên toàn cầu vì Nga gắn bó hơn với nền kinh tế thế giới, các luật sư cho biết.

Công nghệ nào không bị hạn chế xuất khẩu?

Các phương pháp gia công các mặt hàng tiêu dùng như đồ điện tử gia dụng, hàng nhân đạo và công nghệ cần thiết cho an toàn chuyến bay. Điện thoại di động không bị hạn chế xuất khẩu miễn là chúng không được gửi cho nhân viên chính phủ Nga hoặc một số chi nhánh nhất định.

Cũng không bị hạn chế là các công nghệ mã hóa người tiêu dùng, mà một luật sư mô tả là dấu hiệu cho thấy Mỹ và các đồng minh của họ không muốn làm gián đoạn những người biểu tình và truyền thông.

Không có gì ngăn cản việc Mỹ sau này mở rộng các biện pháp trừng phạt đối với nhiều mặt hàng hơn.

Ông Emily Kilcrease nói Hàn Quốc không nằm trong danh sách các quốc gia hợp tác tuân thủ các quy tắc từ Mỹ và sự hỗ trợ của nước châu Á này sẽ rất quan trọng để ngăn chặn quyền truy cập của Nga vào chip từ đó.

Hôm 24.12, một quan chức cấp cao chính quyền Biden cho biết rằng nhiều quốc gia dự kiến ​​sẽ tham gia trừng phạt Nga.

Cũng trong ngày 24.12, Hàn Quốc cho biết sẽ tham gia các biện pháp trừng phạt kinh tế đa phương không xác định với Nga để đáp trả các hoạt động quân sự của nước này ở Ukraine, nhưng không xem xét áp dụng các biện pháp đơn phương.

Trong cuộc họp của Hội đồng An ninh Quốc gia, Tổng thống Hàn Quốc - Moon Jae-in nói rằng chủ quyền, lãnh thổ và độc lập của Ukraine phải được tôn trọng.

Thư ký báo chí Park Soo-hyun dẫn Tổng thống Moon Jae-in cho biết, Hàn Quốc sẽ ủng hộ các nỗ lực quốc tế nhằm kiềm chế hành vi xâm lược có vũ trang và tìm kiếm một giải pháp hòa bình, bao gồm cả việc tham gia vào các biện pháp trừng phạt kinh tế.

Một quan chức Bộ Ngoại giao Hàn Quốc đề cập đến việc kiểm soát xuất khẩu như một phần của các biện pháp trừng phạt quốc tế có thể xảy ra.

Tất nhiên một số quốc gia đang xem xét các biện pháp trừng phạt đơn phương, bao gồm các biện pháp tài chính, nhưng chúng tôi không xem xét điều đó”, quan chức này nói.

Các cuộc thảo luận đang được tiến hành để hoàn thiện chi tiết, quan chức này cho biết thêm.

Các công ty Trung Quốc có thể hưởng lợi

Emily Kilcrease và các chuyên gia pháp lý cho rằng các công ty công nghệ Trung Quốc có thể muốn lấp đầy một số khoảng trống do các hạn chế với Nga do các hãng công nghệ phương Tây tạo ra. Tuy nhiên, quan chức cấp cao chính quyền Biden nói rằng Trung Quốc không thể cung cấp các nhu cầu quân sự quan trọng của Nga, đặc biệt là với các chip tiên tiến nhất.

Bài liên quan
Nhà Trắng ra cảnh báo ngành công nghiệp chip nếu Nga tấn công Ukraine và trả đũa Mỹ
Hôm 11.2, Nhà Trắng đang cảnh báo ngành công nghiệp chip đa dạng hóa chuỗi cung ứng trong trường hợp Nga trả đũa việc hạn chế xuất khẩu của Mỹ bằng cách chặn truy cập vào các nguyên liệu quan trọng.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng Bí thư Đảng Cách mạng Hiện đại cầm quyền Dominicana
2 giờ trước Sự kiện
Theo Đặc phái viên TTXVN, trong chương trình thăm chính thức Cộng hoà Dominicana, ngày 21.11 (giờ địa phương), tại thủ đô Santo Domingo, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng Bí thư Đảng Cách mạng Hiện đại (PRM) cầm quyền, Thị trưởng Thành phố Santo Domingo - bà Carolina Mejia.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mỹ hạn chế xuất khẩu để đóng băng công nghệ Nga, Trung Quốc có thể hưởng lợi