Tăng khả năng tên lửa chống hạm, đưa thêm Thủy quân lục chiến Mỹ đến Nhật là hai trong kế hoạch bảo vệ Nhật Bản của chính phủ Mỹ.

Mỹ - Nhật Bản tăng cường hợp tác an ninh và quân sự

Bảo Vĩnh (Theo AP) | 12/01/2023, 14:44

Tăng khả năng tên lửa chống hạm, đưa thêm Thủy quân lục chiến Mỹ đến Nhật là hai trong kế hoạch bảo vệ Nhật Bản của chính phủ Mỹ.

Kế hoạch phòng vệ này được các bộ trưởng ngoại giao và quốc phòng Mỹ - Nhật công bố sau cuộc gặp hôm 11.1 tại Washington.

Trong tuyên bố chung, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken, Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin và hai người đồng cấp Nhật Bản Yoshimasa Hayashi và Yasukazu Hamada đều nhấn mạnh việc tăng cường quan hệ đồng minh nhằm đối phó các mối đe dọa từ Triều Tiên và Trung Quốc. Họ gọi mối đe dọa đó là "thách thức an ninh lớn nhất trong khu vực Đông Á".

Tuyên bố chung nói Trung Quốc là “mối đe dọa” đối với trật tự quốc tế.

marine.jpeg
Thủy quân lục chiến Mỹ tập trận ở Okinawawa - Ảnh: Marine Corps 

Do Trung Quốc có nhiều tiến bộ về vệ tinh, Ngoại trưởng Mỹ nói Mỹ - Nhật đã tuyên bố rằng, nếu việc bị tấn công “vào hoặc từ không gian” sẽ là sự kích hoạt Điều khoản 5 trong thỏa thuận phòng vệ song phương. Điều khoản này quy định một vụ tấn công vào Mỹ hoặc Nhật chính là tấn công cả hai quốc gia này.

Các tên lửa chống hạm sẽ được Mỹ đưa đến Nhật Bản, trong nỗ lực tăng cường khả năng chống hạm vốn cần thiết nếu xảy ra việc Trung Quốc đánh Đài Loan hoặc có các hành vi thù địch ở biển Hoa Đông hoặc Biển Đông.

Bốn quan chức Mỹ - Nhật đồng ý điều chỉnh sự hiện diện quân sự Mỹ trên đảo Okinawa. Những thay đổi trong việc dàn quân Mỹ ở Okinawa sẽ chuyển đổi Trung đoàn Thủy quân lục chiến số 12 thành một đơn vị nhỏ hơn và cơ động hơn là Trung đoàn Duyên hải Thủy quân lục chiến số 12, để chiến đấu chống quân địch và bảo vệ Mỹ cùng đồng minh trong khu vực.

Trung đoàn Duyên hải Thủy quân lục chiến số 12 gồm 2.000 quân và gồm một đơn vị chiến đấu có trang bị tên lửa chống hạm, một tiểu đoàn hậu cần và một tiểu đoàn phòng không.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Austin nói trung đoàn “cơ động, nhiều năng lực và tinh nhuệ hơn" sẽ chú trọng các khâu tình báo hiện đại, giám sát và vận chuyển. Dự kiến việc này sẽ hoàn tất trong năm 2025.

Ngoài ra, một tiểu đoàn Lục quân Mỹ với 300 quân và 13 tàu sẽ được triển khai trong đầu năm 2023, để giúp vận chuyển quân Mỹ và Nhật Bản cùng khí tài quân sự, nhằm cho phép nhanh chóng triển khai lực lượng.

Ngoại trưởng Nhật Hayashi nói, Mỹ - Nhật chung tầm nhìn về một liên minh hiện đại nhằm ở thế thắng trong thời đại tranh đua chiến lược mới.

Ngoại trưởng Blinken cũng nói: Mỹ - Nhật cố gắng đào sâu hợp tác ở mọi lĩnh vực, gồm không gian, an ninh mạng và các công nghệ mới nổi.

Ông khẳng định quan hệ đồng minh Mỹ - Nhật là “cột mốc quan trọng cho hòa bình - ổn định ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, bảo đảm an ninh, tự do và thịnh vượng cho nhân dân chúng ta và người dân trong toàn khu vực”.

Trước cuộc gặp, Bộ Quốc phòng Nhật Bản tuyên bố đã sẵn sàng khởi công xây dựng hai đường băng trên một đảo hoang không người có tên Mageshima, là nơi mà quân đội Nhật - Mỹ sẽ tập trận chung kể từ năm 2027, có sử dụng chiến đấu cơ F-35B.

Đảo này thuộc chuỗi đảo Kyushu, sẽ là nơi tập kết quân và nguồn cung đạn đề phòng chiến tranh. Đảo này cũng gần căn cứ của một phi đội F-35b thuộc không quân Mỹ Iwakuni.

Theo AP
Copy Link
Bài liên quan
Kế hoạch di dời căn cứ không quân Mỹ ở Okinawa lại bị 'ách tắc'
Trước sự phản đối của người dân địa phương, kế hoạch di dời căn cứ không quân Mỹ Futenma ở đảo Okinawa của chính phủ Nhật Bản lại bị "ách tắc".

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 3: Hiến kế phát triển nghề
Để nghề sản xuất muối vượt qua khó khăn, làm tiền đề để nâng cao đời sống và có nhiều hơn những hộ khá giàu, bà con diêm dân đã mạnh dạn hiến kế để chính quyền địa phương xem xét, lựa chọn kế sách phù hợp, từng bước đưa nghề muối ở Bạc Liêu phát triển bền vững, diêm dân sống được với nghề vốn được xem là truyền thống.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mỹ - Nhật Bản tăng cường hợp tác an ninh và quân sự