Theo endocrinologyadvisor.com, thử nghiệm lâm sàng giai đoạn ba cho thấy hệ thống tuyến tụy nhân tạo mới do các nhà khoa học Mỹ phát triển, theo dõi và điều chỉnh lượng đường trong máu, hiệu quả hơn so với các phương pháp điều trị hiện tại cho những người mắc bệnh tiểu đường thể 1.

Mỹ thử nghiệm lâm sàng thành công tuyến tuỵ nhân tạo

27/10/2019, 14:30

Theo endocrinologyadvisor.com, thử nghiệm lâm sàng giai đoạn ba cho thấy hệ thống tuyến tụy nhân tạo mới do các nhà khoa học Mỹ phát triển, theo dõi và điều chỉnh lượng đường trong máu, hiệu quả hơn so với các phương pháp điều trị hiện tại cho những người mắc bệnh tiểu đường thể 1.

Hệ tuyến tụy nhân tạo mới do các nhà khoa học Mỹ phát triển, theo dõi và điều chỉnh lượng đường trong máu, hiệu quả hơn so với các phương pháp truyền thống - Ảnh: endocrinologyadvisor.com

Tuyến tụy nhân tạo khép kín (closed-loop system) là một hệ thống linh hoạt theo dõi đường huyết bằng cách sử dụng hệ thống kiểm soát glucose liên tục và tự động cung cấp insulin nếu cần thiết qua máy bơm insulin. Hệ thống này được kỳ vọng là thay thế cho việc theo dõi liên tục đường huyết và tiêm hormone dưới da.

Thử nghiệm lâm sàng kéo dài 6 tháng tại 10 trung tâm trên khắp thế giới là bước thứ ba trong một loạt thử nghiệm. Các đối tượng tham gia vẫn duy trì lối sống bình thường của họ. Điều này cho phép các nhà khoa học kiểm tra công nghệ mới sẽ hoạt động tốt như thế nào trong điều kiện thực tế.

Guillermo Arreaza-Rubin ở Viện tiểu đường, bệnh tiêu hóa và bệnh thận Mỹ cho biết, việc kiểm tra độ an toàn và hiệu quả của các công nghệ mới trong điều kiện thực tế là rất quan trọng để chứng minh khả năng sử dụng các hệ thống này với những người mắc bệnh tiểu đường.

Tổng cộng, nghiên cứu có sự tham gia của 168 người từ 14 tuổi trở lên mắc bệnh tiểu đường thể 1. Họ được phân phối ngẫu nhiên hoặc một hệ thống tuyến tụy nhân tạo có tên Control-IQ hoặc hệ thống cảm biến mức glucose và bơm insulin không tự động điều chỉnh nồng độ insulin. Những người tham gia đã liên lạc với nhân viên nghiên cứu cứ sau 2-4 tuần để tải và xem dữ liệu từ các thiết bị.

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng ở những người dùng hệ thống tuyến tụy nhân tạo đã tăng đáng kể lượng thời gian mà nồng độ glucose của họ nằm trong khoảng 70 đến 180 mg/dl. Trung bình, mức tăng này là 2,6 giờ mỗi ngày kể từ khi bắt đầu nghiên cứu.

Chỉ số tương tự trong nhóm thứ hai không hề thay đổi trong 6 tháng. Các chỉ số máu của bệnh nhân có tuyến tụy nhân tạo cũng duy trì bình thường lâu hơn so với những người có hệ thống cung cấp insulin không tự động.

Trong quá trình nghiên cứu, không có trường hợp hạ đường huyết nghiêm trọng nào được ghi nhận ở bất kỳ nhóm nào. Biến chứng ketoacidosis xảy ra ở một người tham gia với tuyến tụy nhân tạo do gặp trục trặc với thiết bị cung cấp insulin.

Một nguyên mẫu của công nghệ Control-IQ ban đầu được phát triển tại Đại học Virginia, Mỹ. Trong hệ thống này, bơm insulin được điều khiển bởi các thuật toán tiên tiến dựa trên mô hình toán học sử dụng thông tin về nồng độ glucose trong máu người để tự động điều chỉnh liều insulin.

Vũ Trung Hương

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
7 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mỹ thử nghiệm lâm sàng thành công tuyến tuỵ nhân tạo