Hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã đạt đồng thuận về một vấn đề khó khăn trong đàm phán thương mại: lập một cơ chế nhằm đảm bảo Trung Quốc thực hiện những cải cách mà họ cam kết trong thỏa thuận song phương.

Mỹ-Trung lập cơ chế giám sát thực thi thỏa thuận thương mại

Nguyễn Cẩm Bình- 0901321282- 060113793980 | 28/02/2019, 17:48

Hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã đạt đồng thuận về một vấn đề khó khăn trong đàm phán thương mại: lập một cơ chế nhằm đảm bảo Trung Quốc thực hiện những cải cách mà họ cam kết trong thỏa thuận song phương.

Thông tin trên được Đại diện Thương mại Robert Lighthizer phát biểu trước Hạ viện Mỹ ngày 27.2. Cơ chế bao gồm cuộc gặp hàng tháng giữa cấp quản lý thực hiện, gặp hàng quý cấp Thứ trưởng, gặp nửa năm cấp Bộ trưởng (sẽ có sự tham gia giữa ông Lighthizer với Phó thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc). Hoạt động tiếp xúc dày đặc như vậy là cơ hội để đại diện hai nước kịp thời trình bày và xử lý vấn đề phát sinh.

Giám sát chuyện thực thi thỏa thuận là một những nút thắt trong đàm phán giữa phái đoàn hai nước vài tuần qua. Washington không chấp nhận phương án lập “đội công tác chung”, trong khi Bắc Kinh kiên quyết phản đối bất cứ cơ chế nào đe dọa chủ quyền nước này.

Mặc dù thông báo đã giải quyết được vấn đề trên, nhưng Đại diện Lighthizer nhấn mạnh: “Vẫn còn nhiều việc phải làm trước lẫn sau khi đạt thỏa thuận”.

Phiên điều trần 27.2 đánh dấu lần đầu tiên Hạ viện Mỹ (do đảng Dân chủ kiểm soát) xem xét chính sách thương mại với Trung Quốc mà chính quyền Tổng thống Donald Trump thực hiện.

Đại diện Thương mại Robert Lighthizer điều trần trước Hạ viện Mỹ ngày 27.2 - Ảnh: USA Today

Washington - Bắc Kinh hiện đang nỗ lực đạt thỏa thuận chấm dứt chiến tranh thương mại. Kết thúc vòng đàm phán mới nhất tuần trước, hai nước đều tuyên bố đạt tiến bộ đáng kể trong nhiều vấn đề phức tạp như bảo vệ sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, nông nghiệp và tiền tệ. Tổng thống Trump vì vậy mà quyết định tạm hoãn kế hoạch tăng thuế với 200 tỉUSD hàng nhập khẩu Trung Quốc.

Nhưng nguồn tin của tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) tiết lộ giữa họ vẫn còn nhiều khác biệt, nên một số quan chức trong phái đoàn cường quốc châu Á phải lưu lại Mỹ tiếp tục làm việc.

Theo các nguồn tin, bên cạnh cơ chế giám sát thì hai nước còn chưa đạt đồng thuận chuyện chuyển giao công nghệ.

Cẩm Bình (theo SCMP)
Bài liên quan
Bộ Hiệu quả chính phủ Mỹ sẽ không cho công chức liên bang làm việc từ xa
Đài CNN cho biết Bộ Hiệu quả chính phủ Mỹ (DOGE) do tỷ phú Elon Musk cùng doanh nhân Vivek Ramaswamy lãnh đạo dự kiến thúc đẩy chấm dứt hình thức làm việc từ xa với tất cả cơ quan liên bang nhằm cắt giảm công chức.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Điểm mới của lễ trao Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ 7
41 phút trước Văn hóa
Ngày 22.11, Ban tổ chức Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ 7 tổ chức họp báo thông tin về lễ trao giải sẽ diễn ra vào ngày 29.11 tại Nhà hát lớn Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mỹ-Trung lập cơ chế giám sát thực thi thỏa thuận thương mại