Tổng thống Nga Vladimir Putin tự mô tả ông là chỉ huy trưởng cuộc phòng thủ, và Nga như một pháo đài bị các thế lực thù địch nước ngoài bao vây, khi ông cho biết trong năm 2017, Nga đã bắt hơn 400 điệp viên nước ngoài.

Năm 2017 Nga bắt hơn 400 điệp viên nước ngoài

Trần Trí | 07/03/2018, 10:21

Tổng thống Nga Vladimir Putin tự mô tả ông là chỉ huy trưởng cuộc phòng thủ, và Nga như một pháo đài bị các thế lực thù địch nước ngoài bao vây, khi ông cho biết trong năm 2017, Nga đã bắt hơn 400 điệp viên nước ngoài.

Tổng thống Nga cũng chỉ đạo Cục an ninh liên bang Nga (FSB) tích cực ngăn chặn nước ngoài âm mưu thu thập tin tình báo về chính trị, kinh tế và quân sự Nga.

Theo Moscow Times ngày 5.3, tại cuộc gặp các nhân viên FSB, ông Putin đề cập việc cần tăng cường phòng thủ an ninh mạng, củng cố an ninh cho hệ thống liên lạc mật của các quan chức Nga.

Ông Putin, từng chỉ huy FSB, nói: “Như quývị biết rõ, vài năm gần đây có sự gia tăng hoạt động của các cơ quan tình báo nước ngoài. Chúng làm việc ráo riết ở Nga, sử dụng nhiều biện pháp và công cụ tình báo hiện đại. Riêng năm qua, hoạt động của 72 quan chức tình báo và 397 điệp vụ của các cơ quan tình báo nước ngoài đã bị triệt phá”.

Ông Putin cũng ghi nhận và tri ân nỗ lực chống phản gián của FSB, trong việc giữ bí mật các dự án vũ khí Nga. Ông cũng nói mối đe dọa khủng bố có nghĩa Nga phải hợp tác với các cơ quan tình báo nước ngoài, thậm chí với những quốc gia mà Nga có bất đồng.

Nhàlãnh đạo Nga nói năm 2017, Nga đã ngăn chặn 25 hoạt động khủng bố và 68 vụ hình sự khủng bố. Ông chỉ đạo FSB phải tích cực bảo vệ giới trẻ không ngả về bọn cực đoan.

Nghị sĩ Nga đòi tuyên án tử hình người nước ngoài can thiệp bầu cử tổng thống Nga 2018

Trong khi đó, nghị sĩ Leonid Kalashnikov cũng đề nghị Nga áp dụng án tử hình, đối với người nước ngoài phạm tội can thiệp cuộc bầu cử tổng thống Nga, vốn sẽ tổ chức ngày 18.3 tới.

Khi nói chuyện với hãng tin nhà nước RIA Novosti hôm 5.3, vị đại biểu Hạ viện Nga nói: “Chúng ta nên tuyên án 25 năm tù, hoặc án tử hình vì tội này. Đó là tội hình sự nghiêm trọng nhất, hơn cả tội hiếp dâm và giết người”.

Hiến pháp Nga đã cấm áp dụng án tử hình hồi năm 1996, nhưng ông Kalashnikov gợi ý sửa Hiến pháp để phục hồi án tử hình. Tuyên bố của ông Kalashnikov - thuộc đảng Cộng sản Nga - tiếp sau hai quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Nga và Hội đồng liên bang Nga nói có bằng chứng Mỹ can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Nga:

Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov nói trước Hội đồng liên bang Nga (Thượng viện) rằng có bằng chứng rõ ràng Mỹ âm mưu can thiệp, nhưng ông không cho biết chứng cứ cụ thể, chỉ nói “kẻ thù của Nga đang âm mưu lôi kéo giới trẻ và hoạt động ở nhiều vùng”.

Vị Thứ trưởng còn nói các lệnh cấm vận Nga của Mỹ nhằm gây bất ổn ở nước Nga và tác động đến cuộc bầu cử.

Hồi tháng 2, Chủ tịch Hội đồng an ninh quốc gia Nga Nikolay Patrushev nói Nga đã ngăn chặn những âm mưu tin tặc tấn công cuộc bầu cử, và nước ngoài đang chuẩn bị các hoạt động thu thập tin tình báo về chính trị và kinh tế” trước thềm cuộc bầu cử.

Hãng tin TASS tuyên bố đã được xem một báo cáo hàng năm của Ủy ban bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ - thuộc Thượng viện Nga - trong đó vạch trần “nhiều dấu hiệu sự can thiệp của nước ngoài vào các cuộc bầu cử Nga từ năm 2011 đến 2017”.

Trong khi đó, người phát ngôn Dmitri Peskov của Điện Kremlin tuyên bố “Mỹ giàu truyền thống can thiệp vào nội bộ Nga và các nước khác trên thế giới”.

Ông Putin kiên quyết không dẫn độ công dân Nga cho Mỹ xét xử

Những cáo buộc của Nga được đưa ra, vào lúc Mỹ đang điều tra nghi án Nga can thiệp bầu cử tổng thống Mỹ 2016 và nhóm tranh cử của Tổng thống Donald Trump thông đồng với các quan chức Nga.

Ngày 17.2, văn phòng Công tố viên đặc biệt Robert Muellerđã cáo buộc 13 công dân Nga và nhiều công ty Nga can thiệp cuộc bầu cử tổng thống Mỹ.

Trong một cuộc trả lời phỏng vấn của đài NBC phát sóng ngày 4.3 (giờ Mỹ), Tổng thống Putin nói Nga sẽ không bao giờ dẫn độ 13 công dân Nga cho Mỹ xử tội: Ông nói: “Nga sẽ không bao giờ dẫn độ công dân cho bất kỳ ai. Không bao giờ. Giống như Mỹ. Liệu Mỹ có dẫn độ công dân cho nước khác?”

Ông Putin còn nhấn mạnh nhóm công dân Nga không hành động nhân danh chính phủ Nga: “Tôi biết họ không đại diện chính phủ và nhà nướcNga. Tôi không biết những gì họ làm”.

Tuyên bố của ông Putin nhằm xóa tan sự đồn đoán 13 người Nga sẽ phải hầu tòa ở Mỹ, phải trả lời các cáo buộc họ điều hành mạng lưới tuyên truyền, giả tài khoản mạng xã hội của người Mỹ để gây chia rẽ ở nhiều vấn đềcủa nước Mỹ.

Mỹ - Nga không có hiệp định dẫn độ, và Hiến pháp Nga có điều khoản cấm dẫn độ công dân cho nước ngoài.

Cuối năm 2016, các cơ quan tình báo Mỹ đã cáo buộc Nga tiến hành tin tặc, can thiệp cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2016. Hiện Mỹ cảnh báo nguy cơ Nga can thiệp cuộc bầu cử Quốc hội Mỹ giữa kỳ (tổ chức vào tháng 11.2018).

Các chính khách châu Âu cũng cáo buộc Nga âm mưu can thiệp nhiều cuộc bầu cử. Nga bị cáo buộc can thiệp vào các cuộc bầu cử ở 27 quốc gia, kể từ năm 2004, bắt đầu từ các nước thuộc Liên Xô cũ, rồi lan qua phương Tây.

Nga bị cáo buộc can thiệp cuộc trưng cầu dân ý Brexit (Anh muốn rời khỏi EU) năm 2016, nhưng không thành công trong việc tấn công ông Manuel Macron ở cuộc bầu cử tổng thống Pháp năm 2017.

Moscow phủ nhận các cáo buộc trên.

Trung Trực (theo Moscow Times)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyển đổi số xanh Hải Phòng: Thách thức và cơ hội
1 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ngày 22.11, UBND TP.Hải Phòng và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số – Hải Phòng 2024 với chủ đề “Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Năm 2017 Nga bắt hơn 400 điệp viên nước ngoài