Dù chính sách tiền lương của Việt Nam đang từng bước đổi mới theo hướng thị trường, nhưng mức lương hiện nay vẫn rất thấp, đặc biệt là ở nhóm công chức, viên chức. Theo cách ví von của TS Đặng Đức Đạm, mức lương tối thiểu của họ hiện chỉ bằng... một Osin ở gia đình trung lưu.

Nếu lương tiến sĩ tốt nghiệp từ Mỹ về nước lại thua lương Osin thì sao?

tuyetnhung | 17/09/2016, 17:39

Dù chính sách tiền lương của Việt Nam đang từng bước đổi mới theo hướng thị trường, nhưng mức lương hiện nay vẫn rất thấp, đặc biệt là ở nhóm công chức, viên chức. Theo cách ví von của TS Đặng Đức Đạm, mức lương tối thiểu của họ hiện chỉ bằng... một Osin ở gia đình trung lưu.

Câu chuyện tiền lương tối thiểu trong bối cảnh kinh tế thị trường tại Việt Nam tiếp tục "nóng" lên tại Tọa đàm "Tiền lương tối thiểu và ansinh xã hội" diễn ra vào ngày16.9 tại Hà Nội.

Mức sống tối thiểu chưa được đảm bảo!

Hiện nay mức tăng lương tối thiểu được áp dụng cho vùng I là 3.500.000 đồng/tháng,vùng II là 3.100.000 đồng/tháng, vùng III là 2.700.000 đồng/tháng, vùng IV là 2.400.000 đồng/tháng. So với các năm trước, tỷ lệ tiền lương tối thiểu đã được điều chỉnh tăng dần đều.

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lan Hương (thuộc Viện Khoa học lao động và xã hội), trước bối cảnh Chính phủ luôn đặt mục tiêu tăng nhanh tiền lương tối thiểu để tiệm cận nhu cầu sống tối thiểu của người lao động, mức tiền lương tối thiểu đãcó những chuyển biến tích cực thời gian qua. Tuy nhiên, dù tiền lương tối thiểu tăng nhanh nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ.

Đặc biệt, trong năm 2010 và 2011 khi chỉ số giá tăng cao, mức lương tối thiểu vùng quy định chỉ đáp ứng khoảng 47% nhu cầu tối thiểu của người lao động. Trong những năm gần đây, đã đáp ứng đến 80% nhu cầu của mức sống tối thiểu của người lao động. Những con số này nói lên rằng, đời sống tối thiểu của người dân hiện nay vẫn chưa được đáp ứng trọn vẹn 100%.

"Lương tối thiểu là sàn thấp nhất, là mức thấp nhất phải đáp ứng được cho người lao động. Theo đó, sàn này phải có tính pháp luật để bảo vệ quyền lợi của người lao động", PGS.TS Lan Hương cho biết.

Còn theo quan điểm của TS Đặng Đức Đạm (nguyên Viện phó Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương), chính sách tiền lương của Nhà nước ở các khu vực còn chậm đổi mới và thể chế hóa, vẫn chưa theo kịp cơ chế kinh tế thị trường, thiếu công bằng xã hội và chưa tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đây sẽ là những yếu tố dẫn đến đình công tự phát gia tăng.

"Hiện nay ở nước ta chỉ có một luật doanh nghiệp chung, nhưng lại có tới 3 cơ chế phân phối tiền lương khác nhau giữa các loại hình doanh nghiệp: Công ty TNHH 1 thành viên nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp tư nhân", ông Đạm cho hay.

Tiền lương cán bộ thấp, thu nhập ngoài lương lớn

Theo TS Đặng Đức Đạm, tiền lương cán bộ, công viên chức rất thấp và thấp hơn khu vực sản xuất kinh doanh, chưa bảo đảm cho cán bộ, công chức, viên chức sống chủ yếu bằng tiền lương. Trong khi đó, thu nhập ngoài lương lớn, đây là một trong những nguyên nhân của tiêu cực, tham nhũng. Quan hệ tiền lương chưa hợp lý, các mức lương theo hệ số tiền lương gắn quá chặt với tiền lương tối thiểu chung.

"Thực tế mà nói, tiền lương chưa thực sự gắn thật chặt với vị trí, chức danh và hiệu quả công tác của người lao động. Mới đây, giáo sư Nguyễn Lân Dũng có chia sẻ, con củaông sau khi tốt nghiệp tiến sĩ ở Mỹ trở về Việt Nam làm việc cho một viện nghiên cứu, lương khởi điểm chỉ 3 triệu đồng/tháng. Bây giờ là 3,5 triệu đồng/tháng, thấp hơn cả mức lương trả cho Osin(4 triệu đồng/tháng) trong gia đình", ông Đạm chia sẻ.

Qua đó có thể thấyrằng, lương của một vị tiến sĩ, trưởng phòng nghiên cứu khoa học có thâm niên 30 năm cũng chỉ bằng lương của một Osin trong gia đình trung lưu hiện nay và thậm chí, thấp hơn lương trung bình của một tài xế taxi ở Hà Nội. Còn lương của một thợ may trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ đủ nuôi sống mình người đó ở mức kham khổ.

Trong khi đó, ông Đạm cho biết, thu nhập ngoài lương từ biếu xén, xin - cho, ăn chia, tạo sân sau... nhất là ở các ngành và vị trí gắn với con dấu và chữ ký đang có xu hướng tăng và gắn liền với tệ nạn tham nhũng, chạy chức chạy quyền rất công khai và để lại các di hại hàng thế hệ.

Cũng theo ông Đạm, ýkiến về tiền lương hiện nay rất khác nhau, nhất là kỳ vọng về cải cách tiền lương cán bộ, công chức, viên chức lần này lại càng cách xa nhau. Trong hoàn cảnh đó, rất khó để có được phương án cải cách làm hài lòng tất cả mọi người. Đồng thời, các điều kiện cần thiết để giải quyết vấn đề tiền lương hiện nay rất khó khăn, nhất là nhiều khó khăn nằm ngoài "tầm với" của chính sách tiền lương. Do đó, cải cách tiền lương có thành công hay không sẽ phụ thuộc rất nhiều vào các điều kiện ấy. Cải cách cơ bản chế độ tiền lương, trong đó có tiền lương công chức hành chính, là một nhiệm vụ hết sức khó khăn, cần được nghiên cứu kỹ lưỡng trong đó có cả việc tham khảo kinh nghiệm của các nước.

Tuyết Nhung
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài cuối: Festival là cơ hội để hạt muối vươn xa
Theo kế hoạch, Festival muối 2025 sẽ được tỉnh Bạc Liêu tổ chức vào tháng 3.2025. Đây là sự kiện quy mô lớn, tạo tiền đề, cơ hội thuận lợi để kết nối, mời gọi nhà đầu tư vào lĩnh vực sản xuất muối, từ đó góp phần nâng cao giá trị hạt muối, giúp bà con diêm dân vươn lên làm giàu từ nghề lâu đời này.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nếu lương tiến sĩ tốt nghiệp từ Mỹ về nước lại thua lương Osin thì sao?