Những bất thường được xác định trong phổi của người mắc COVID-19 kéo dài có thể đưa ra lời giải thích tiềm năng vì sao một số người bị khó thở sau lần nhiễm SARS-CoV-2 đầu tiên.

Nghiên cứu đầu tiên về bất thường ở phổi gây tình trạng khó thở hậu COVID-19

Sơn Vân | 30/01/2022, 07:00

Những bất thường được xác định trong phổi của người mắc COVID-19 kéo dài có thể đưa ra lời giải thích tiềm năng vì sao một số người bị khó thở sau lần nhiễm SARS-CoV-2 đầu tiên.

Những phát hiện từ một nghiên cứu thí điểm với 36 bệnh nhân cho thấy COVID-19 có thể gây ra tổn thương phổi dạng vi mô mà không được phát hiện bằng các xét nghiệm thông thường.

Khó thở là một triệu chứng phổ biến ở phần lớn người mắc triệu chứng COVID-19 kéo dài, nhưng vẫn chưa rõ liệu việc này có liên quan đến các yếu tố khác như thay đổi kiểu thở, mệt mỏi hay điều gì đó cơ bản hơn không.

Theo tiến sĩ Emily Fraser, chuyên gia tư vấn tại các Bệnh viện Đại học Oxford và là đồng tác giả của nghiên cứu, những phát hiện mới nhất là bằng chứng đầu tiên cho thấy tình trạng cơ bản của phổi có thể bị suy yếu.

Emily Fraser cho biết: “Đây là nghiên cứu đầu tiên chứng minh những bất thường về phổi ở những người mắc COVID-19 kéo dài gây khó thở. Nó cho thấy vi rút SARS-CoV-2 đang gây ra một số loại bất thường dai dẳng trong cấu trúc vi mô của phổi hoặc mạch máu trong phổi".

Bà nói sẽ cần nhiều việc để làm hơn nữa để làm rõ ý nghĩa lâm sàng của những phát hiện, bao gồm cả những bất thường rõ ràng liên quan đến việc khó thở.

Claire Steves, giảng viên cao cấp về lâm sàng tại Đại học Hoàng gia London (Anh) không tham gia vào nghiên cứu trên, nói những phát hiện này sẽ thu hút sự quan tâm đáng kể ở những ai sống chung với chứng khó thở kéo dài hậu COVID-19.

Bà nói: “Những phát hiện cho rằng hoạt động của phổi trong việc thực hiện những gì phải làm - thải loại carbon dioxide và thu nhận oxy - có thể bị tổn hại, mặc dù cấu trúc của phổi vẫn bình thường. Tuy nhiên, chúng tôi thực sự cần phải chờ hoàn thành nghiên cứu để biết liệu những phát hiện ban đầu này có chính xác hay không”.

Emily Fraser và các đồng nghiệp là những người mới nhất nêu bật sự khác biệt về sinh lý ở những người mắc triệu chứng COVID-19 kéo dài, với nghiên cứu được công bố trong tuần này chỉ ra dấu hiệu kháng thể có thể giúp xác định những người có nguy cơ cao nhất.

phat-hien-bat-thuong-o-phoi-co-the-ly-giai-tinh-trang-kho-tho-hau-covid-19.jpg
Chụp CT chỉ cho thấy cấu trúc của phổi, còn nghiên cứu mới sử dụng kỹ thuật MRI chuyên biệt. Ảnh: PA

Nghiên cứu mới nhất về khó thở hậu COVID-19, tuyển 400 người tham gia, đang sử dụng một kỹ thuật chụp cộng hưởng từ (MRI) chuyên biệt, trong đó bệnh nhân hít khí xenon khi nằm trong máy quét. Khí có thể được theo dõi khi nó di chuyển từ phổi vào máu, cho biết phổi đang hoạt động như thế nào. Điều này trái ngược với chụp cắt lớp vi tính (chụp CT), chỉ cho thấy cấu trúc của phổi.

Thí điểm đã so sánh ba nhóm: bệnh nhân được chẩn đoán mắc COVID-19 kéo dài có chụp CT bình thường; những người nhập viện vì COVID-19 hơn 3 tháng trước đó mà không trải qua triệu chứng kéo dài; nhóm đối chứng khỏe mạnh.

Kết quả ban đầu cho thấy có sự suy giảm thông khí đáng kể từ phổi đến máu ở những bệnh nhân mắc COVID-19 kéo dài ngay cả khi các xét nghiệm khác bình thường.

Giáo sư Fergus Gleeson, bác sĩ X quang tại Bệnh viện Đại học Oxford, tổ chức Dịch vụ Y tế Quốc gia (NHS) và điều tra viên chính của nghiên cứu, cho biết: “Những bệnh nhân này chưa bao giờ nhập viện và không bị bệnh nghiêm trọng cấp tính khi nhiễm SARS-CoV-2. Một số người trong số họ đã trải qua các triệu chứng trong 1 năm sau khi mắc COVID-19".

Giáo sư Fergus Gleeson nói nhóm nghiên cứu đang hy vọng xem xét tỷ lệ bệnh nhân mắc triệu chứng COVID-19 kéo dài bất thường, xác định tầm quan trọng của việc đó và liệu nó có cải thiện theo thời gian hay không.

Emily Fraser nói những phát hiện này không làm suy yếu mức độ liên quan của các chương trình phục hồi chức năng, chẳng hạn như luyện thở lại cho những người bị rối loạn nhịp thở.

Các chiến lược phục hồi chức năng thực sự hữu ích. Chúng tôi có thể đạt được tiến bộ và đưa mọi người đi đúng hướng, vì vậy họ không nên nghĩ rằng: Tôi đã bị tổn thương phổi và làm vậy chẳng có ích gì”, bà chia sẻ.

Tiến sĩ Louise Sigfrid, chuyên gia sức khỏe cộng đồng tại Đại học Oxford không tham gia vào nghiên cứu, nói những phát hiện này nhấn mạnh sự cần thiết của những người bị các triệu chứng COVID-19 dai dẳng phải được chẩn đoán toàn diện.

Bà nói: “Những phát hiện ban đầu này thực sự thú vị và phù hợp với các dữ liệu mới khác về khiếm khuyết tưới máu phổi sau nhiễm SARS-CoV-2 ở người lớn cũng như thanh thiếu niên”.

Bài liên quan
37% trong hơn 270.000 F0 đang phục hồi mắc ít nhất 1 triệu chứng COVID-19 kéo dài
Ít nhất một triệu chứng COVID-19 kéo dài đã được tìm thấy ở 37% bệnh nhân từ 3 đến 6 tháng sau khi họ bị nhiễm vi rút SARS-CoV-2, nghiên cứu lớn từ Đại học Oxford và Viện Nghiên cứu Y tế Quốc gia Anh cho thấy hôm 29.8.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
4 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nghiên cứu đầu tiên về bất thường ở phổi gây tình trạng khó thở hậu COVID-19