Ngày 17.5, theo thông tin từ Bộ GTVT, Dự án xây tuyến đường sắt TPHCM - Cần Thơ với tổng mức vốn đầu tư khoảng 7 tỉ USD đang được lập nghiên cứu tiền khả thi.

Nghiên cứu tiền khả thi dự án xây tuyến đường sắt TP.HCM - Cần Thơ

Tú Viên | 18/05/2022, 10:36

Ngày 17.5, theo thông tin từ Bộ GTVT, Dự án xây tuyến đường sắt TPHCM - Cần Thơ với tổng mức vốn đầu tư khoảng 7 tỉ USD đang được lập nghiên cứu tiền khả thi.

Dự án có điểm đầu ở ga An Bình (TP Dĩ An, tỉnh Bình Dương), điểm cuối đến ga Cái Răng (thuộc quận Cái Răng, TP Cần Thơ). Toàn tuyến kết nối 6 địa phương, gồm: TP.HCM, Bình Dương, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long và TP Cần Thơ với 13 ga. Tuyến đường sắt TP.HCM - Cần Thơ là đường đôi, sử dụng khổ đường sắt tiêu chuẩn 1.435mm, tốc độ thiết kế khoảng 190km/giờ cho tàu khách và 120km/giờ cho tàu hàng. Với vận tốc trên, thời gian đi từ TP.HCM đến Cần Thơ sẽ được rút ngắn chỉ còn 75-80 phút, thay vì đi đường bộ mất từ 3-4 giờ như hiện nay.

Dự báo nhu cầu vận chuyển hàng hóa và hành khách sử dụng đường sắt, Liên danh tư vấn cho biết, đến năm 2035, kịch bản trung bình sẽ là hơn 6,4 triệu lượt hành khách và 9,1 triệu tấn hàng hóa mỗi năm.

Đến năm 2050, các con số này tăng lên tương ứng là hơn 22 triệu lượt hành khách và 41 triệu tấn hàng hóa có nhu cầu vận chuyển bằng đường sắt.

Dựa vào các số liệu trên, tư vấn cho rằng tuyến đường sắt TP.HCM - Cần Thơ cần hình thành chậm nhất đến năm 2034 để có thể đáp ứng được nhu cầu giao thông tăng cao trong tương lai.

Thậm chí, nếu dự án được lập quy hoạch tốt, hài hòa lợi ích các bên thì sẽ sớm mời gọi được nhà đầu tư thực hiện, việc triển khai dự án này sớm hơn dự kiến có nhiều niềm tin sẽ thực hiện được. Nếu tranh thủ được nguồn vốn, có nhà đầu tư thì cần thực hiện dự án này sớm hơn, trong giai đoạn 2025 - 2030 thay vì sau năm 2030.

Dự án đường sắt TP.HCM - TP Cần Thơ được Bộ GTVT phê duyệt theo Quyết định số 2563/QĐ-BGTVT ngày 27.8.2013. Mục tiêu của quy hoạch đã xác định cụ thể hướng tuyến, vị trí nhà ga để các địa phương quản lý quỹ đất, làm cơ sở xúc tiến kêu gọi đầu tư xây dựng công trình đến năm 2020 theo Nghị quyết số 13/NQ-TW ngày 16.1.2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 11. Dự án cũng đã được Thủ tướng Chính phủ đưa vào quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
2 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nghiên cứu tiền khả thi dự án xây tuyến đường sắt TP.HCM - Cần Thơ