Các chuyên gia của VEPR nhấn mạnh rằng cần có những chính sách thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu, thậm chí triển khai “ngoại giao đơn hàng” như đã từng làm “ngoại giao vắc xin”, tháo gỡ ách tắc đầu ra xuất khẩu.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao khẳng định Việt Nam không phân biệt đối xử trong quá trình chăm sóc sức khỏe cũng như tiêm chủng giữa công dân Việt Nam và công dân nước ngoài tại Việt Nam.
Ngoại trưởng Anh - Dominic Raab hôm 11.6 cho biết chắc chắn một số quốc gia đang sử dụng vắc xin như một công cụ ngoại giao để duy trì ảnh hưởng nhưng Anh không ủng hộ cái gọi là ngoại giao vắc xin.
Mỹ - Nhật - Ấn - Úc cam kết cung cấp 1 tỉ liều vắc xin COVID-19 cho khắp châu Á vào cuối năm 2022 – động thái được cho cạnh tranh với Trung Quốc cũng đang triển khai nỗ lực tương tự.
Khi Kazakhstan bắt đầu chương trình tiêm chủng ngừa COVID-19 bằng vắc xin Sputnik V (Nga) và Turkmenistan chuẩn bị thực hiện chiến dịch tương tự, Nga vượt qua Trung Quốc trong cuộc chiến giành trái tim và khối óc Trung Á thông qua ngoại giao vắc xin.
Khi Ấn Độ tuyên bố cung cấp miễn phí 10 - 20 triệu liều vắc xin COVID-19 cho nhiều quốc gia khác vào tuần trước, kênh truyền hình cánh hữu Republic phát bản tin với tựa đề “Một số nước lây lan bệnh tật, một số khác đem đến liều thuốc chữa”.
Trung Quốc đang sử dụng nguồn cung cấp vắc xin COVID-19 của hãng dược Sinovac Biotech để tăng cường ảnh hưởng ở Đông Nam Á trước lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Joe Biden vào 20.1.