Ngoại trưởng Anh - Dominic Raab hôm 11.6 cho biết chắc chắn một số quốc gia đang sử dụng vắc xin như một công cụ ngoại giao để duy trì ảnh hưởng nhưng Anh không ủng hộ cái gọi là ngoại giao vắc xin.

‘Không ủng hộ Trung Quốc, Nga dùng ngoại giao vắc xin chứ chưa nói đến tống tiền’

Nhân Hoàng | 11/06/2021, 20:31

Ngoại trưởng Anh - Dominic Raab hôm 11.6 cho biết chắc chắn một số quốc gia đang sử dụng vắc xin như một công cụ ngoại giao để duy trì ảnh hưởng nhưng Anh không ủng hộ cái gọi là ngoại giao vắc xin.

Ông Dominic Raab trả lời phỏng vấn Reuters bên lề hội nghị thượng đỉnh G7 ở Cornwall, tây nam nước Anh.

Các nhà ngoại giao phương Tây lo ngại Nga và Trung Quốc đang sử dụng vắc xin của họ để giành ảnh hưởng trên toàn thế giới, đặc biệt là ở các nước nghèo hơn không có cơ sở sản xuất riêng hoặc không có phương tiện để mua vắc xin trên thị trường quốc tế.

Khi được hỏi liệu ông có lo ngại rằng Trung Quốc và Nga có thể sử dụng vắc xin để đổi lấy ảnh hưởng hay không, Dominic Raab nói: "Không còn nghi ngờ gì nữa, điều này đang xảy ra và chúng tôi không ủng hộ việc ngoại giao vắc xin, chứ chưa nói đến việc tống tiền. Chúng tôi nghĩ rằng chúng tôi có nghĩa vụ đạo đức, nhưng cũng quan tâm mạnh mẽ đến việc tiêm chủng cho thế giới”.

Thủ tướng Anh - Boris Johnson hy vọng G7 sẽ đồng ý tài trợ 1 tỉ liều vắc xin COVID-19 cho các nước nghèo hơn trong hội nghị thượng đỉnh và giúp tiêm chủng trên toàn thế giới vào cuối năm tới. Xem chi tiết tại đây.

Dominic Raab cho biết đóng góp của Anh sẽ không có ràng buộc nào, với ít nhất 80% được phân phối bởi sáng kiến ​​vắc xin quốc tế COVAX. Phần còn lại sẽ được cung cấp cho "các quốc gia gần gũi chiến lược mà chúng tôi có một mối quan hệ cụ thể và chúng tôi không đòi hỏi điều kiện gì", ông nói thêm.

Mỹ đã hứa tài trợ 500 triệu liều vắc xin, điều mà Tổng thống Biden nhấn mạnh sẽ không có ràng buộc nào.

Dominic Raab nói: “Chúng tôi chỉ nghĩ rằng mình có trách nhiệm quảng bá các loại vắc xin mà WHO đã phê duyệt là an toàn để phân phối. Nhưng đó là nỗ lực của cả nhóm và chúng tôi muốn các quốc gia như Trung Quốc, Nga cùng nhau giải quyết các vấn đề của đại dịch, cũng như biến đổi khí hậu, và cũng tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế".

khong-ung-ho-trung-quoc-nga-dung-ngoai-giao-vac-xin1.jpg
Ngoại trưởng Anh - Dominic Raab trong cuộc phỏng vấn với Reuters bên lề hội nghị thượng đỉnh G7 ở Vịnh Carbis, Cornwall, Anh ngày 11.6

Trung Quốc hiện có hai loại vắc xin COVID-19 đã được WHO phê duyệt (Sinovac, CoronaVac), trong khi một loại vắc xin do Nga phát triển đang chờ phê duyệt. Tuần trước, Nga nói dự kiến ​​sẽ được WHO phê duyệt trong vài tháng tới.

Dominic Raab cũng cho biết sẽ sớm nói chuyện với Ngoại trưởng Nga - Sergei Lavrov mà không đưa ra ngày cụ thể. Ngoại trưởng Anh từ chối bình luận về các vấn đề mà ông sẽ nêu ra tại cuộc gặp đó.

Tuy nhiên, Dominic Raab chỉ trích Nga là nhân vật chính dẫn đầu các cuộc tấn công mạng, kêu gọi G7 thống nhất chống lại tất cả các vụ việc như vậy, dù do các tổ chức nhà nước hay phi nhà nước tiến hành.

Những hoạt động này trái với luật pháp quốc tế, nhiều hoạt động trong số đó và gây thiệt hại rất lớn, một số được thực hiện vì hành vi trộm cắp thuần túy hoặc vì lợi nhuận, những hoạt động khác được thực hiện chỉ để tạo ra sự tàn phá.

Chúng ta phải rõ ràng với tư cách là một cộng đồng quốc tế rằng các cuộc tấn công mạng vào bệnh viện, trường học, cơ sở hạ tầng quan trọng của quốc gia - điều đó là sai. Đó là điều không thể chính đáng, nằm ngoài giới hạn của hành vi có thể chấp nhận được", ông Dominic Raab nói.

Khi được hỏi về vụ ép máy bay dân sự hạ cánh ở Belarus gần đây, Dominic Raab nói rằng đất nước này đang rơi "vào tình trạng có thể phải đối mặt sự cô lập quốc tế, trừng phạt”.

Ngoại trưởng Anh tuyên bố: “Chúng tôi cần Belarus đẩy mạnh và tuân thủ các quy tắc cơ bản, nền tảng, cốt yếu của luật pháp quốc tế”.

Bài liên quan
Bài viết gây tiếng vang của Thủ tướng Anh sau gợi ý G7 tặng 1 tỉ liều vắc xin COVID-19
Thủ tướng Anh - Boris Johnson hy vọng G7 đồng ý tặng 1 tỉ liều vắc xin COVID-19 cho các nước nghèo hơn trong hội nghị thượng đỉnh bắt đầu vào 11.6 và giúp đổi mới thế giới vào cuối năm sau.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
'Trùm' xe điện Trung Quốc đặt nhà máy sản xuất tại Phú Thọ
BYD, hãng xe điện lớn nhất Trung Quốc chọn Phú Thọ làm nơi đặt nhà máy sản xuất với quy mô khoảng 100ha. Tuy nhiên, kế hoạch khởi công xây dựng đang bị chậm cho chiến lược và thị trường xe điện đang chững lại.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
‘Không ủng hộ Trung Quốc, Nga dùng ngoại giao vắc xin chứ chưa nói đến tống tiền’