Người đứng đầu lãnh đạo đảng Bảo thủ Liz Truss cho biết bà “sẵn sàng” phát động chiến tranh hạt nhân nếu bà trở thành thủ tướng vào tháng tới.
Trong sự kiện của đảng Bảo thủ ở Birmingham, Ngoại trưởng Truss nói rằng bà sẵn sàng nhấn nút hạt nhân của Anh nếu cần - ngay cả khi điều đó có nghĩa là "sự hủy diệt toàn cầu".
Người dẫn chương trình của sự kiện Hustings, John Pienaar, đã đặt câu hỏi cho các ứng viên là thủ tướng Anh tới đây.
“Nếu là Thủ tướng, bà có quyền ra lệnh cho thuyền trưởng tàu ngầm Trident của chúng ta về việc phóng vũ khí hạt nhân. Nó có nghĩa là sự hủy diệt toàn cầu… Suy nghĩ đó khiến bà cảm thấy thế nào?”.
Theo Independent, Truss không tỏ chút cảm xúc khi trả lời: "Tôi nghĩ đó là nhiệm vụ quan trọng của thủ tướng và tôi sẵn sàng làm điều đó", đồng thời tái khẳng định khi bị hỏi lại: "Tôi đã sẵn sàng để làm điều đó".
Trang Huffington Post nhận định những lời của bà Truss tối qua đặc biệt lạnh lùng khi xem xét cuộc chiến đang diễn ra giữa cường quốc hạt nhân Nga và nước láng giềng châu Âu Ukraine, vốn là đồng minh chặt chẽ với Anh.
Vào tháng 2, Điện Kremlin tố bà Truss đã đưa ra “những tuyên bố hoàn toàn không thể chấp nhận được” về các cuộc đụng độ giữa NATO và Nga. Moscow sau đó đã sử dụng những lời lẽ của Truss để đặt lực lượng răn đe hạt nhân của Nga trong tình trạng báo động cao.
Huffington Post cũng bình luận: “Công bằng mà nói, những bình luận của nhà lãnh đạo dự kiến, đã không chạm đến người dùng Twitter, vì mọi người bị giằng xé giữa lo sợ cho tương lai của Vương quốc Anh và bực tức rằng Truss không tập trung vào cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt”.
Ngày 6.9 tới đây, Thủ tướng Anh Boris Johnson sẽ chính thức rời số 10 phố Downing. Hai ứng cử viên thay thế là cựu Bộ trưởng Tài chính Rishi Sunak và đương kim Ngoại trưởng Liz Truss. Cuộc thăm dò mới nhất ngày 4.8 cho thấy số lượng người ủng hộ ông Sunak nhiều hơn so với bà Truss. Dù vậy, vẫn chưa thể biết ai có lợi thế hơn ai. Vì trước đó các cuộc thăm dò dư luận trong các thành viên đảng Bảo thủ lại cho thấy đa số dành sự ủng cho bà Truss. Dù ai lên thay sẽ phải đối mặt với những thách thức từ tình trạng lạm phát kỷ lục.
Tại Anh, sức ép lạm phát giờ đây thậm chí lớn hơn so với nhiều quốc gia phát triển khác với tỷ lệ lạm phát đang là 9,1%, mức cao nhất 40 năm. Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) dự báo tỷ lệ lạm phát có thể lên tới 11% trong năm nay. Cựu Thủ tướng Anh Gordon Brown đã cảnh báo rằng, đất nước đang đối mặt với một “quả bom hẹn giờ kinh tế” nếu không vạch ra kế hoạch cho mùa đông khó khăn phía trước.
Để giải quyết vấn đề này, ứng cử viên Rishi Sunak đã chấp nhận nhu cầu mở rộng hỗ trợ trực tiếp cho những người dễ bị tổn thương nhất lên tới hàng tỉ bảng Anh.
Trong khi đó, ứng cử viên Liz Truss hứa sẽ có ngân sách khẩn cấp vào tháng 9 tới, đồng thời với việc cắt giảm thuế. Bà Truss cam kết sẽ làm “tất cả những gì có thể” để giúp đỡ những người dễ bị tổn thương nhất.
Về đối ngoại và quốc phòng, cả 2 ứng cử viên vẫn chưa đưa ra bất kỳ quan điểm chính sách đối ngoại mới đáng kể nào trong chiến dịch tranh cử. Nhưng ông Sunak từng sống và làm việc ở Mỹ, Sunak được coi là người theo chủ nghĩa Đại Tây Dương và Hoài nghi châu Âu (phản đối hội nhập EU).
Trong khi đó, bà Truss với tư cách là Ngoại trưởng, luôn đi đầu trong quan điểm hiếu chiến hơn của Anh đối với Nga, so với các đồng minh phương Tây khác của Ukraine. Bà hứa sẽ chi 3% GDP cho quốc phòng.