Chuyến thăm của Tổng thống Obama đến Cuba là một tín hiệu đáng mừng cho quan hệ Washington-Havana, tuy nhiên hiện mối quan hệ giữa hai nước còn phụ thuộc vào việc giải quyết căn cứ Guantanamo.

Người Cuba ‘bất nhất’ với căn cứ quân sự của Mỹ

Một Thế Giới | 21/03/2016, 21:46

Chuyến thăm của Tổng thống Obama đến Cuba là một tín hiệu đáng mừng cho quan hệ Washington-Havana, tuy nhiên hiện mối quan hệ giữa hai nước còn phụ thuộc vào việc giải quyết căn cứ Guantanamo.


Khi còn nằm dưới sự quản lý của đế quốc Anh, căn cứ hải quân Guantanamo (Cuba) là một trong những căn cứ quân sự ở nước ngoài lâu đời và lớn nhất với 2 sân bay, nơi neo đậu cho 50 tàu chiến, 1.400 công sự và 9.000 nhân viên quân sự. Sau khi người Mỹ tiếp quản căn cứ, Guantanamo tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong chính sách quân sự của cường quốc này.

Tuy nhiên, Guantanamo hiện là trở ngại lớn nhất trong nỗ lực xây dựng lại mối quan hệ hòa bình giữa Mỹ và Cuba sau hơn nửa thế kỷ xung đột trong Chiến tranh Lạnh. Đó là lý do khiến Tổng thống Mỹ Barack Obama không đưa Guantanamo vào lịch trình trong chuyến thăm lịch sử đến Cuba. Ông Obama là tổng thống đầu tiên trong 88 năm qua có chuyến thăm chính thức đến quốc đảo tại vùng vịnh Caribe, kể từ khi vị tổng thống thứ 30 của Mỹ Calvin Coolidge đến Havana.

Guantanamo đã trở thành một biểu tượng sức mạnh của Mỹ tại Cuba, được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Trong đó tiêu biểu là tiến hành các hoạt động ở Haiti và một số khu vực lân cận, xử lý người tị nạn, kiểm soát HIV, huấn luyện quân đội và nổi tiếng nhất là giam giữ, thẩm vấn các nghi can khủng bố.

Sau vụ bê bối về việc tra tấn tù binh, Tổng thống Obama đã nhiều lần cam kết đóng cửa trại giam giữ Delta, nhưng Quốc hội Mỹ đã ngăn cản kế hoạch của nhà lãnh đạo. Khi tổng thống đến Havana vào ngày 20.3, vẫn có hàng chục tù nhân ở trại giam Vịnh Guantanamo.

Các cuộc thảo luận về vấn đề lãnh thổ là không thể tránh khỏi trong hội nghị thượng đỉnh vào ngày 21.3 giữa chủ tịch Cuba Raul Castro với Tổng thống Mỹ. Ông Castro nhiều lần nhấn mạnh rằng 2 nước không thể xích lại gần nhau, nếu Washington không bàn giao Guantanamo lại cho Havana. Mặc dù khu vực này vẫn thuộc Cuba, nhưng hiện nằm dưới sự quản lý của Mỹ thông qua một hợp đồng cho thuê không thời hạn.  

Hiệp ước đầu tiên về Guantanamo giữa Mỹ và chính quyền cũ tại Cuba được ký kết vào năm 1903 và sau đó sửa đổi vào năm 1934. Bất chấp sự phản đối của chính phủ mới tại Havana, hiệp ước không thể hủy bỏ nếu không có sự chấp thuận từ cả 2 phía. 
Havana cho rằng hiệp ước là bất hợp pháp theo luật pháp quốc tế, khi nó được áp đặt bằng vũ lực. Kể từ khi lãnh tụ Fidel Castro lên nắm quyền vào năm 1959, Cuba cũng từ chối nhận khoản tiền thuê 4.000 US hàng năm, và kiên quyết yêu cầu Mỹ trả lại đất.

Các quan chức Nhà Trắng và Ngoại trưởng John Kerry cho biết việc đóng cửa căn cứ quân sự ở Guantanamo vẫn chưa được đưa vào chương trình nghị sự của Mỹ. Tạo cơ hội cho các ứng cử viên tổng thống khai thác trong cuộc đua ngồi vào chiếc ghế tại Nhà Trắng. Ted Cruz, một ứng viên đảng Cộng Hòa và là người Mỹ gốc Cuba, tuyên bố kế hoạch bàn giao sẽ nhanh chóng xảy ra.

Điều đáng chú ý là cư dân tại Guantanamo có nhiều suy nghĩ khác nhau về căn cứ hải quân Mỹ. Từ góc độ chính trị, tất cả mọi cư dân đều cho rằng họ muốn chủ quyền của Cuba được tôn trọng. Nhưng nhiều người lại ưu tiên về vấn đề kinh tế và bày tỏ hy vọng Washington tiếp tục duy trì hoạt động của căn cứ, tạo nhiều việc làm cho cư dân địa phương.

Rodi Rodriguez, một cư dân tại Guantanamo, cho biết: “Nếu chúng ta xây dựng một căn cứ quân sự của Cuba ở New York, người dân Mỹ sẽ nghĩ như thế nào?”.  

Hàn Giang ( theo The Guardian )

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
2 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Người Cuba ‘bất nhất’ với căn cứ quân sự của Mỹ