Dzekyid, nông dân trồng lúa mạch 54 tuổi, tự thể hiện mình như hình mẫu cho các nước láng giềng và sự thành công trong nỗ lực của Trung Quốc nhằm gắn phát triển kinh tế với kiểm soát xã hội ở Tây Tạng.

Người Tây Tạng bị bắt treo hình ông Tập thay Đức Đạt Lai Lạt Ma, giảm cầu nguyện, tăng kiếm tiền

Nhân Hoàng | 30/10/2020, 14:24

Dzekyid, nông dân trồng lúa mạch 54 tuổi, tự thể hiện mình như hình mẫu cho các nước láng giềng và sự thành công trong nỗ lực của Trung Quốc nhằm gắn phát triển kinh tế với kiểm soát xã hội ở Tây Tạng.

Ngôi nhà được xây dựng chắn chắn của Dzekyid ở làng Jangdam có một hội trường chứa đầy kinh Phật, các bức tranh Thangka, một hàng bánh xe cầu nguyện để người cha 76 tuổi theo tôn giáo của ông là Tenzin, quay hai lần một ngày.

1. Thangka là loại tranh vẽ (hay thêu) treo ở các tự viện hay nơi thờ Phật tại gia đình. Tranh Thangka Tây Tạng có thể xem là đỉnh cao của nghệ thuật tượng hình mà đề tài thường gặp là các bức vẽ về cuộc đời Phật Thích Ca Mâu Ni, Pháp luân, Phật Dược Sư, các tư thế tọa thiền, các vị hộ pháp và quỷ thần…

Tranh Thangka Tây Tạng được vẽ trên vải dệt sợi đay rồi dùng mật của giống trâu Yawk trộn với bột đá để bồi mặt vải cho mịn, sau đó căng tấm vải đã bồi lên khung gỗ và dùng các loại màu khoáng hay bột vàng để vẽ. Tranh Thangka sau đó được khâu vào khung bằng lụa để dễ dàng cuộn lại, rất tiện lợi cho các nhà sư mang đi đến những nơi hành lễ, mang từ tự viện này đến tự viện khác và bảo quản.

nguoi-tay-tang-bi-bat-treo-hinh-ong-tap-thay-duc-dat-lai-lat-ma-2-.jpg

2. Bánh xe cầu nguyện là bánh xe hình trụ trên một trục chính làm từ kim loại, gỗ, đá, da thuộc hoặc sợi bông thô.

nguoi-tay-tang-bi-bat-treo-hinh-ong-tap-thay-duc-dat-lai-lat-ma-2-3.jpg

Dzekyid là người vô thần, thành viên đảng Cộng sản cầm quyền của Trung Quốc.

“Ngôi nhà này có thể thực hiện được là do chính sách của chính phủ tốt. Trái tim tôi hoàn toàn dành cho đảng, thậm chí không một chút với tôn giáo”, Dzekyid nói.

Ông là người có gia đình được giới thiệu với nhóm phóng viên trong chuyến tham quan do chính quyền tổ chức ở Tây Tạng, một khu vực mà các nhà báo nước ngoài thường bị cấm.

Theo Reuters, các quan chức chính phủ ở cả Bắc Kinh và Tây Tạng đã kiểm tra các phóng viên từ các tổ chức truyền thông được mời tham gia chuyến đi. Trong chuyến tham quan được giám sát chặt chẽ, có rất ít cơ hội để tiếp xúc với những người Tây Tạng bình thường mà không có các quan chức chính phủ can dự.

Trung Quốc đang thúc đẩy chuyển đổi tư duy và giá trị của người Tây Tạng để đưa họ trở thành xu hướng hiện đại của đất nước, gồm cả việc thúc giục các Phật tử thuần thành trong khu vực tập trung ít hơn vào tôn giáo và nhiều hơn vào sự thịnh vượng vật chất.

Che Dhala, Chủ tịch Khu tự trị Tây Tạng, cho biết: “Tây Tạng có một số thói quen cũ xấu, chủ yếu là do ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo nhấn mạnh đến thế giới bên kia và làm suy yếu ham muốn theo đuổi hạnh phúc trong cuộc sống hiện tại”.

Trong chuyến đi tới Tây Tạng, các quan chức đã giới thiệu các chương trình xóa đói giảm nghèo bao gồm tái định cư các gia đình đến nơi ở tốt hơn, đi học, đào tạo nghề và các nỗ lực phát triển kinh doanh như trang trại trồng nấm được kiểm soát khí hậu. Những điều này là một phần trong nỗ lực của Trung Quốc nhằm xóa nghèo ở nông thôn trên toàn quốc cuối năm nay.

Các quan chức cũng mô tả những nỗ lực để "quản lý tâm trí" người Tây Tạng, những người trong nhiều thế kỷ sống trong một xã hội tôn giáo sâu sắc với niềm tin vào luân hồi và lòng sùng kính với vị lãnh tụ tinh thần của họ, Đức Đạt Lai Lạt Ma.

Người đứng đầu làng Caiqutang, Dekyi Paldron mô tả cách các hộ nghèo nhận nhà ở mới miễn phí của chính phủ được nhắc không nên lập phòng thờ gia đình để thờ Phật (đặc điểm phổ biến trong các ngôi nhà truyền thống của Tây Tạng) vì “không nên sống hai mặt” sau khi được hưởng lợi từ đảng Cộng sản Trung Quốc vô thần.

Nếu phòng Phật chiếm hết không gian, bé trai và bé gái có thể phải chen chúc trong một phòng ngủ - điều này không lý tưởng cho sự phát triển lành mạnh của một trong hai đứa trẻ”, một quan chức khác nói với các nhà báo đến thăm.

Vào năm 1950, Trung Quốc chiếm Tây Tạng sau khi quân đội tiến vào khu vực này,  theo cái mà Bắc Kinh gọi là “giải phóng hòa bình”.

Năm 1959, nhà lãnh đạo tinh thần Đức Đạt Lai Lạt Ma đã chạy trốn khỏi Trung Quốc sau một cuộc nổi dậy thất bại và hiện sống tị nạn ở Ấn Độ. Từ lâu, Tây Tạng là một trong những khu vực nhạy cảm và hạn chế về chính trị nhất của Trung Quốc.

Phật giáo Tây Tạng là dạng Phật giáo kết hợp giữa Đại thừa và Kim cương thừa xuất phát từ các giai đoạn sớm nhất của lịch sử Phật giáo ở Ấn Độ.

Cầu nguyện ít, tăng kiếm tiền

Những người nhận xóa đói giảm nghèo được yêu cầu hạn chế chi tiêu cho tôn giáo, thay vào đó đầu tư vào việc tăng khả năng kiếm tiền và chăm sóc con cái của họ.

Tại một trường dạy nghề ở Nyingchi, một bảng chỉ dẫn cho biết trường sử dụng giáo dục chính trị và tư tưởng để chống lại “chủ nghĩa ly khai”, tố cáo Đức Đạt Lai Lạt Ma và ngăn chặn tôn giáo khiến mọi người trở nên thụ động.

10 năm trước, dân làng thi nhau xem ai quyên góp nhiều hơn cho chùa. Bây giờ họ cạnh tranh để xem con trai hoặc con gái của ai có công việc ổn định trong chính phủ, hoặc ai sở hữu một chiếc xe hơi”, Karma Tenpa, Thứ trưởng tuyên truyền của Khu tự trị Tây Tạng, nói với Reuters.

Từng thường được trưng bày trong nhà của người Tây Tạng, hình ảnh của Đạt Lai Lạt Ma bị cấm, nhưng áp phích có khung của Chủ tịch Tập Cận Bình vẫn có thể nhìn thấy trong tất cả ngôi nhà mà các nhà báo đã đến.

nguoi-tay-tang-bi-bat-treo-hinh-ong-tap-thay-duc-dat-lai-lat-ma.jpg
Hình ông Tập Cận Bình treo trên tường nhà dân ở Tây Tạng - ảnh: Reuters

Dễ thấy các khẩu hiệu tuyên truyền thúc giục lòng trung thành với Trung Quốc và đảng Cộng sản dọc theo các lề đường cùng các biển quảng cáo ở Tây Tạng.

Nhiều người chỉ trích rằng nỗ lực của Trung Quốc liên kết xóa đói giảm nghèo với cuộc sống thế tục và vi phạm nhân quyền.

Maya Wang của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói với Reuters: “Những nỗ lực của Chính phủ Trung Quốc nhằm buộc người Tây Tạng thay đổi cách sống theo cách mà chính phủ chấp thuận là vi phạm các quyền con người cơ bản của họ, bao gồm quyền tự do tư tưởng và tôn giáo”.

Một báo cáo gần đây của Reuters dựa trên các tài liệu chính thức đã mô tả việc ngày càng có nhiều người Tây Tạng bị đẩy vào các trung tâm được xây dựng gần đây, nơi họ được đào tạo để trở thành công nhân nhà máy trong chương trình mà một số nhà phê bình gọi là ép buộc – điều Trung Quốc bác bỏ.

“Đầu tiên, chúng tôi phải đi vòng quanh để giải thích cho những người du mục và chăn nuôi gia súc tại sao họ nên đi học kỹ năng để kiếm được mức lương cao hơn. Bây giờ họ thấy được lợi ích của việc làm đó và sẽ tự động đến với chúng tôi”, Lin Bei, quan chức xóa đói giảm nghèo, nói với Reuters.

Danh vọng hay xấu hổ

Lin Bei cho biết các gia đình thực hành vệ sinh tốt hoặc có các đặc điểm mong muốn khác sẽ nhận được tín dụng cho các mặt hàng như bột giặt hoặc khăn tắm. Những người giỏi nhất được liệt kê là “ Gia đình 5 Sao” trên bảng thông báo của làng.

Những người được cho thể hiện hành vi không mong muốn sẽ bị bêu tên và cảm thấy xấu hổ.

Là người dân tộc Hán ở Trung Quốc, Lin Bei cho biết: “ Nếu ai đó lười biếng, uống rượu, la cà quán trà hoặc chơi game thay vì chăm sóc gia đình, chúng tôi sẽ gọi anh ta ra khỏi cuộc họp làng”.

Dzekyid cùng nhiều người Tây Tạng khuyến khích hàng xóm của mình ủng hộ Trung Quốc và các chương trình của đảng. Ngôi nhà của ông được xây dựng với khoản tài trợ gần 20.000 USD của chính phủ.

Cầu nguyện với thần thánh và Đức Phật không thể giúp tôi có được điều này” Dzekyid nói với Reuters.

Bài liên quan
Trung Quốc tuyên bố hạn chế thị thực công dân Mỹ vì chuyện Tây Tạng
Bắc Kinh mới đây tuyên bố áp dụng hạn chế thị thực đối với công dân Mỹ để đáp trả biện pháp tương tự của Washington đối với quan chức Trung Quốc liên quan đến vấn đề Tây Tạng.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
4 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Người Tây Tạng bị bắt treo hình ông Tập thay Đức Đạt Lai Lạt Ma, giảm cầu nguyện, tăng kiếm tiền