Với số lượng đột biến lớn trên protein gai, biến thể Omicron làm dấy lên suy đoán rằng có thể kháng vắc xin COVID-19 hơn các biến thể hiện tại, bao gồm cả Delta. Thế nhưng, điều đó có ý nghĩa gì với những người đã tiêm 2 mũi vắc xin?

Người tiêm 2 mũi vắc xin AstraZeneca, Pfizer, Moderna từng nhiễm biến thể Delta có chống được Omicron?

Sơn Vân | 29/11/2021, 16:01

Với số lượng đột biến lớn trên protein gai, biến thể Omicron làm dấy lên suy đoán rằng có thể kháng vắc xin COVID-19 hơn các biến thể hiện tại, bao gồm cả Delta. Thế nhưng, điều đó có ý nghĩa gì với những người đã tiêm 2 mũi vắc xin?

Tất cả loại vắc xin COVID-19 hiện có ở Anh (AstraZeneca, Pfizer, Moderna) đều hoạt động bằng cách huấn luyện hệ thống miễn dịch chống lại protein gai của vi rút SARS-CoV-2 - chìa khóa mà nó tận dụng để lây nhiễm vào các tế bào bằng cách liên kết với thụ thể ACE2. Omicron sở hữu hơn 30 đột biến trong protein gai, trong đó có 10 đột biến trong vùng liên kết thụ thể (RBD). Delta chỉ có hai đột biến RBD.

Song ngay cả với tất cả những thay đổi này, vẫn sẽ có những khu vực mà các kháng thể và tế bào T (vốn phát triển để đáp ứng với nhiễm SARS-CoV-2 hoặc tiêm vắc xin trước đó) sẽ có thể đáp ứng.

Nếu bạn viết nguệch ngoạc các đột biến trên một bức ảnh về cấu trúc tinh thể của protein gai và liên hệ nó với tất cả các hoạt động chính của kháng thể mà chúng ta biết, điều đó trông rất đáng sợ. Tuy nhiên, những thông tin mà chúng tôi nhận được từ Nam Phi dường như đang nói rằng nó có vẻ không nghiêm trọng và những người nhập viện chủ yếu chưa được tiêm vắc xin", Danny Altmann, Giáo sư miễn dịch học tại Cao đẳng Hoàng gia London, cho biết.

nguoi-tiem-2-mui-vac-xin-astrazeneca-pfizer-moderna-tung-nhiem-bien-the-delta-co-chong-duoc-ormicon1.jpg
Hình minh họa từ Bệnh viện Bambino Gesu (Ý) chỉ ra rằng Omicron có nhiều gai đột biến ở khu vực tương tác với tế bào người. Diện tích tiếp xúc của Omicron cũng rộng hơn, cho thấy độ lây nhiễm cao hơn Delta. Số đột biến của Omicron là 43, trong khi ở Delta là 18

Tế bào T là tế bào miễn dịch nhận biết và tấn công các tế bào nhiễm vi rút, đồng thời giáo dục các tế bào B sản xuất kháng thể trước nguy cơ mà chúng đang phải đối mặt.

Danny Altmann nói: “Tất cả chúng ta đều nghĩ rằng tế bào T có thể nhìn thấy sự khác biệt giữa các biến thể, nên điều đó cũng có thể mang lại cho bạn một số biện pháp bảo vệ”.

Câu hỏi đặt ra là bảo vệ được bao nhiêu? Chúng ta biết rằng những người đã chích hai mũi vắc xin COVID-19 vẫn có thể nhiễm biến thể Delta dù khả năng này thấp hơn khoảng 3 lần so với không tiêm phòng. Quan trọng hơn, những người được tiêm vắc xin có nguy cơ tử vong thấp hơn khoảng 9 lần khi nhiễm SARS-CoV-2.

Dù có vẻ như khả năng lây nhiễm của Omicron thậm chí còn cao hơn Delta, Giáo sư Paul Morgan, nhà miễn dịch học tại Đại học Cardiff (Anh), cho biết: “Tôi nghĩ rằng việc suy giảm khả năng miễn dịch thay vì mất hoàn toàn là kết quả có thể xảy ra. Vi rút không thể làm mất từng biểu mô đơn lẻ trên bề mặt của nó, bởi nếu vậy, protein gai đó sẽ không thể hoạt động nữa. Vì vậy, trong khi một số kháng thể và dòng tế bào T được tạo ra để chống lại các phiên bản SARS-CoV-2 trước đó hoặc vắc xin có thể không hiệu quả với Omicron thì vẫn có những loại vắc xin khác vẫn còn hiệu lực".

Do đó tăng cường hơn nữa sự bảo vệ đó bằng cách mở rộng khả năng tiếp cận với mũi vắc xin COVID-19 thứ ba là ý tưởng hay. Giáo sư Paul Morgan nói: “Nếu một nửa, 2/3 hoặc bất cứ điều gì, đáp ứng miễn dịch không có hiệu quả với Omicron và bạn chỉ còn một nửa còn lại, càng nên sớm tiêm mũi vắc xin tăng cường càng tốt”.

Những ai đã tiêm 2 mũi vắc xin và nhiễm biến thể Delta thì có khả năng bảo vệ tốt hơn trước các chủng mới.

Nếu đã tiêm 2 mũi vắc xin, sau đó nhiễm Delta và khỏi bệnh, bạn sẽ có đáp ứng miễn dịch rất rộng, rất hiệu quả, có thể bao gồm với khá nhiều biến thể mà bạn có thể nghĩ đến”, David Matthews, Giáo sư vi rút học tại Đại học Bristol, chia sẻ.

Điều này là do những người như vậy đã tiếp xúc với vi rút SARS-Cov-2 (thông qua nhiễm biến thể Delta) và protein gai từ chủng ở Vũ Hán ban đầu (nhờ tiêm vắc xin).

đồng nghĩa là bạn đã có một đáp ứng kháng thể gồm cả các chủng cổ điển, hiện đại và đáp ứng tế bào T rất rộng, không chỉ chống lại protein gai mà còn cả tất cả protein khác do SARS-CoV-2 tạo ra. Điều đó vô cùng hữu ích”, David Matthews nói.

Lo lắng lớn nhất là với những người vẫn chưa được tiêm vắc xin COVID-19.

Nếu đúng rằng Omicron thậm chí lây truyền tốt hơn Delta, điều dễ xảy ra là nó sẽ đẩy nhanh tốc độ biến thể này lây nhiễm ở người chưa được tiêm vắc xin và khiến họ vào bệnh viện, do đó làm tăng áp lực lên dịch vụ y tế quốc gia. Nếu tỷ lệ nhập viện vượt quá một ngưỡng nhất định thì có thể dẫn đến việc phong tỏa một lần nữa", David Matthews nhận định.

Song có một số lý do để lạc quan. Đầu tiên là chúng ta chưa biết biến thể Omicron sẽ hoạt động như thế nào trong một nhóm dân số được tiêm vắc xin nhiều, chẳng hạn ở Vương quốc Anh.

Tiến sĩ Peter English, nhà tư vấn đã nghỉ hưu trong lĩnh vực kiểm soát bệnh truyền nhiễm, cho biết: “Rất có thể những người đã tiêm hai hoặc tốt hơn là ba mũi vắc xin sẽ được bảo vệ tốt để chống lại Omicron. Thế nhưng cũng có thể các loại vắc xin hiện tại sẽ ít có khả năng bảo vệ chúng ta hơn trước biến thể mới. Chúng ta vẫn chưa có đủ thông tin để biết”.

Một vấn đề khác là sự tồn tại của thuốc kháng vi rút, chẳng hạn molnupiravir. Gần nửa triệu liều thuốc viên molnupiravir uống hai lần mỗi ngày này sẽ được giao trong tháng này ở Anh và ưu tiên cho những bệnh nhân COVID-19 lớn tuổi cùng những ai có các nguy cơ cao, chẳng hạn hệ thống miễn dịch suy yếu. Vì thuốc có hiệu quả cao nhất khi được sử dụng trong giai đoạn đầu kể từ khi nhiễm SARS-CoV-2, Cục quản lý thuốc và sản phẩm chăm sóc sức khỏe Anh (MHRA) khuyến cáo nên uống càng sớm càng tốt sau khi xét nghiệm dương tính với COVID-19 và trong vòng 5 ngày kể từ khi các triệu chứng xuất hiện.

Các liệu pháp hiện có, chẳng hạn như thuốc chống viêm dexamethasone, cũng có khả năng hoạt động chống lại Omicron vì nhắm vào phản ứng của cơ thể với vi rút chứ không phải chính vi rút.

Cuối cùng, các nhà sản xuất có khả năng sửa đổi các vắc xin hiện tại để phù hợp với biến thể Omicron, nếu nó thực sự tránh được đáp ứng miễn dịch do vắc xin tạo ra ở một mức độ đáng kể - điều mà chúng ta sẽ biết trong vài tuần tới.

Tiến sĩ Peter English cho biết: “Nền tảng mRNA (Pfizer, Moderna - PV) và vector vi rút (AstraZeneca) cho phép thực hiện những thay đổi rất nhanh chóng với các kháng nguyên chính xác được sử dụng. Điều này đồng nghĩa là có thể, tương đối nhanh chóng (trong vòng vài tháng), các hãng sẽ sản xuất một loại vắc xin có kháng nguyên phù hợp với một biến thể mới”.

Omicron chắc chắn là mối lo lớn trên con đường dẫn chúng ta thoát khỏi đại dịch này. Dù vậy, càng có nhiều người được tiêm vắc xin COVID-19 đầy đủ và tiếp cận với liều thứ ba, chúng ta càng hy vọng về tương lai tươi sáng hơn.

Bài liên quan
Các nhà khoa học nghi biến thể Omicron bắt nguồn từ bệnh nhân HIV: ‘Đại dịch còn lâu mới kết thúc’
Đó là nhận định của Bộ trưởng Y tế Anh. Trong khi đó các nhà khoa học nghi ngờ rằng vi rút có thể phát triển và tiến hóa đều đặn trong cơ thể một người bị suy giảm miễn dịch, cụ thể là bệnh nhân HIV chưa được điều trị.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh quản lý nhà nước về thương mại điện tử
1 giờ trước Theo dòng thời sự
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 119/CĐ-TTg ngày 25.11.2024 yêu cầu một số bộ liên quan và các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Người tiêm 2 mũi vắc xin AstraZeneca, Pfizer, Moderna từng nhiễm biến thể Delta có chống được Omicron?