Hai ca nhiễm biến thể Omicron đã được phát hiện ở Canada, các quan chức y tế nước này cho biết hôm 28.11. Trong khi Pháp cho biết có 8 ca nghi nhiễm Omicron.

Biến thể Omicron lan ra hơn 12 nước, WHO nói về nguy cơ tái nhiễm cao hơn, Pháp cách ly cả F1 dù đã tiêm 2 mũi vắc xin

Sơn Vân | 29/11/2021, 08:50

Hai ca nhiễm biến thể Omicron đã được phát hiện ở Canada, các quan chức y tế nước này cho biết hôm 28.11. Trong khi Pháp cho biết có 8 ca nghi nhiễm Omicron.

Hai ca nhiễm Omicron được báo cáo ở hai người gần đây đi du lịch đến Nigeria, theo chính quyền tỉnh Ontario (Canada).

Việc phát hiện ra Omicron đã gây ra cảnh báo toàn cầu khi các chính phủ trên khắp thế giới áp đặt các hạn chế du lịch mới vì lo ngại biến thể này có thể kháng vắc xin và ảnh hưởng đến nền kinh tế mới mở cửa trở lại sau đại dịch toàn cầu kéo dài 2 năm.

Hôm 26.11, Canada đã đóng cửa biên giới với những du khách nước ngoài gần đây đến Nam Phi và 6 quốc gia phía nam châu Phi trong hai tuần trước đó để ngăn chặn sự lây lan của biến thể Omicron.

"Hôm nay, tỉnh Ontario đã xác nhận hai ca nhiễm biến thể Omicron ở Ottawa (thuộc tỉnh Ontario – PV), cả hai đều được báo cáo ở người đi du lịch gần đây từ Nigeria. Cơ quan Y tế công cộng Ottawa đang tiến hành quản lý trường hợp này, truy vết và hai bệnh nhân đang được cách ly", trích thông báo.

bien-the-omicron-lan-ra-hon-12-nuoc.jpg
Canada vừa phát hiện 2 ca nhiễm biến thể Omicron đến từ Nigeria - Ảnh: Reuters

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết vẫn chưa rõ liệu Omicron có khả năng lây truyền mạnh hơn các biến thể khác và  gây ra bệnh nặng hơn hay không.

"Dữ liệu sơ bộ cho thấy tỷ lệ nhập viện ngày càng tăng ở Nam Phi, nhưng điều này có thể là do tổng số người mắc COVID-19 ngày càng tăng, chứ không phải do nhiễm biến thể Omicron cụ thể", WHO cho biết.

WHO nói việc tìm hiểu mức độ nghiêm trọng của Omicron "sẽ mất vài ngày đến vài tuần". Tuy nhiên, WHO nhắc lại rằng bằng chứng sơ bộ cho thấy có nguy cơ tái nhiễm cao hơn từ biến thể Omicron.

WHO cho biết đang làm việc với các chuyên gia kỹ thuật để tìm hiểu tác động tiềm tàng của biến thể Omicron với các biện pháp đối phó hiện có chống lại bệnh COVID-19, bao gồm cả vắc xin.

Hiện tại không có thông tin nào cho thấy các triệu chứng liên quan đến Omicron khác với các triệu chứng ở biến thể khác. Các ca nhiễm Omicron được báo cáo ban đầu nằm trong số các nghiên cứu của trường đại học - những người trẻ tuổi có xu hướng mắc bệnh nhẹ hơn - nhưng việc hiểu được mức độ nghiêm trọng của Omicron sẽ mất vài ngày đến vài tuần", WHO cho hay.

Các xét nghiệm PCR tiếp tục phát hiện nhiễm Omicron, lần đầu tiên thấy ở Nam Phi và được WHO gọi là biến thể đáng lo ngại. Các nghiên cứu đang tiếp tục để xác định xem liệu có bất kỳ tác động nào với các xét nghiệm nhanh kháng nguyên hay không, WHO cho biết.

Pháp phát hiện 8 trường hợp nghi nhiễm Omicron, cách ly tất cả F1 bất kể tình trạng tiêm vắc xin

Vào 28.11, Bộ Y tế Pháp cho biết đã phát hiện 8 trường hợp có thể nhiễm Omicron trên khắp đất nước sau khi chính phủ tuyên bố sẽ thắt chặt các hạn chế để ngăn chặn sự lây lan của biến thể này.

Omicron có khả năng lây lan cao hơn các biến thể trước đó, dù các chuyên gia vẫn chưa biết liệu nó có gây ra COVID-19 nghiêm trọng hơn hay không so với các chủng khác.

Bộ Y tế Pháp cho biết: “Họ đang được coi là có thể nhiễm biến thể Omicron do đã đến miền nam châu Phi trong 14 ngày qua”.

Theo Bộ Y tế Pháp, các cuộc kiểm tra tiếp theo đang được thực hiện để xác nhận hoàn toàn đó là Omicron, nhưng những trường hợp này và những ai tiếp xúc với họ đang bị cách ly.

Đang ở giữa đợt dịch COVID-19 thứ năm, Pháp ghi nhận hơn 31.600 ca COVID-19 hôm 28.11, chứng kiến ​​sự gia tăng mạnh mẽ về số lượng bệnh nhân được chăm sóc đặc biệt.

Bộ trưởng Y tế Pháp - Olivier Veran trước đó đã nói với các phóng viên tại một trung tâm tiêm vắc xin ở thủ đô Paris rằng, chính phủ sẽ cố gắng hết sức để ngăn chặn sự lây lan của biến thể Omicron.

Ông nói rằng bất kỳ sự tiếp xúc nào với một người có nguy cơ nhiễm Omicron hoặc được xác nhận nhiễm biến thể này, thậm chí đã tiêm vắc xin, sẽ phải cách ly. Những người đó (F1) nên được coi là “rủi ro cao” và bị cách ly.

Từ trước đến nay, những trường hợp tiếp xúc với bệnh nhân COVID-19 ở Pháp chỉ bị cách ly khi họ chưa được tiêm vắc xin đầy đủ hoặc có hệ miễn dịch kém.

Bộ Y tế cho biết Pháp cũng đình chỉ tất cả các chuyến bay từ phía nam châu Phi cho đến ít nhất là ngày 1.12, tăng cường các quy định với những người đến từ các vùng lãnh thổ hải ngoại gần Pháp là La Reunion và Mayotte.

Sau Nam Phi, Omicron hiện đã được phát hiện ở Úc, Bỉ, Botswana, Anh, Đan Mạch, Đức, Israel, Ý, Hà Lan, Pháp, Canada và Hồng Kông.

Bài liên quan
Vừa có ca nhiễm Omicron, Hồng Kông muốn 80% dân tiêm vắc xin mới tính việc mở cửa với Trung Quốc và quốc tế
Hồng Kông sẽ phải đạt được tỷ lệ tiêm vắc xin COVID-19 ít nhất 80% trước khi xem xét mở lại biên giới với Trung Quốc đại lục và cộng đồng quốc tế sau đó, trang The Standard đưa tin, dẫn lời một quan chức hàng đầu chính quyền thành phố.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chung cư Hà Nội 'ngáo giá' và cảnh báo nguy cơ vỡ 'bong bóng'
Theo báo cáo của các đơn vị nghiên cứu thị trường, căn hộ chung cư tại Hà Nội liên tục thiết lập mặt bằng giá mới trong nhiều năm gần đây.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Biến thể Omicron lan ra hơn 12 nước, WHO nói về nguy cơ tái nhiễm cao hơn, Pháp cách ly cả F1 dù đã tiêm 2 mũi vắc xin