Hãng tin AP cho biết trong bối cảnh cuộc đua tranh cử Tổng thống Mỹ ngày càng nóng lên, giới chuyên gia về chủ nghĩa cực đoan lo ngại bạo lực có động cơ chính trị sẽ gia tăng.

Nguy cơ bạo lực bùng nổ trước thềm bầu cử Tổng thống Mỹ 2024

Cẩm Bình | 19/11/2023, 15:00

Hãng tin AP cho biết trong bối cảnh cuộc đua tranh cử Tổng thống Mỹ ngày càng nóng lên, giới chuyên gia về chủ nghĩa cực đoan lo ngại bạo lực có động cơ chính trị sẽ gia tăng.

Thời gian qua, thuyết âm mưu bôi nhọ các đối thủ của cựu Tổng thống Donald Trump lan truyền với tốc độ chóng mặt. Nhà nghiên cứu Jacob Ware (Hội đồng Quan hệ đối ngoại Mỹ) cảnh báo: “Loạt thuyết âm mưu và hệ tư tưởng gây chia rẽ này không còn bị tách biệt ngoài rìa nữa mà chúng đang thâm nhập vào xã hội Mỹ trên quy mô lớn”.

Lo ngại trên không phải vô căn cứ. David DePape - đối tượng tấn công chồng cựu Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi vào cuối tháng 10.2022 - là ví dụ điển hình của việc bị thuyết âm mưu thao túng. Trước khi thực hiện vụ tấn công, DePape thường xuyên đăng tải nhiều quan điểm trong hệ tư tưởng QAnon với niềm tin cựu Tổng thống Trump đang cố vạch trần các đảng viên Dân chủ cùng giới sao Hollywood buôn bán trẻ em, thờ phụng quỷ Satan.

Nhiều đối tượng tham gia cuộc bạo loạn Đồi Capitol ngày 6.1.2021 cũng tin vào QAnon. Trước khi sự kiện gây sốc này nổ ra, một trang tên TheDonald.win đã đăng tải rộng rãi kế hoạch tiến hành bạo loạn.

Trước QAnon, phe ủng hộ cựu Tổng thống Trump còn lan truyền thuyết âm mưu Pizzagate: vài đảng viên Dân chủ nổi tiếng điều hành đường dây mại dâm trẻ em từ một tiệm bánh pizza ở Washington D.C. Năm 2016 từng có đối tượng cầm súng xông vào tiệm bánh trong lời đồn với ý định giải cứu trẻ em.

nguy.jpg
Vụ bạo loạn ngày 6.1.2021 gây chấn động toàn thế giới - Ảnh: AP

Tái tranh cử cho năm sau, cựu Tổng thống Trump tiếp tục công kích đối thủ bằng giọng điệu thù địch. Gần đây ông nói đùa về vụ tấn công chồng bà Pelosi và đề nghị xử tử cựu Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ Mark Milley vì tội phản quốc.

Mối đe dọa với giới nghị sĩ cùng quan chức bầu cử đang gia tăng. Một người tại California đang chờ xét xử với cáo buộc âm mưu ám sát thẩm phán tòa tối cao Brett Kavanaugh (người được cựu Tổng thống Trump đề cử).

Theo giới chuyên gia, thất bại bầu cử năm 2020 của cựu Tổng thống Trump không ngăn QAnon tiếp tục được lan truyền. Nhà nghiên cứu Sheehan Kane (Đại học Maryland) lưu ý: “Hệ tư tưởng này phát triển theo thời gian và sự kiện hiện tại”.

Xem xét số vụ phạm tội do QAnon truyền cảm hứng từ năm 2017 đến 2021, bà Kane cùng đồng nghiệp ghi nhận tội phạm cực đoan liên quan đến QAnon nhiều hơn bất cứ phong trào cực đoan nào khác tại Mỹ.

“Năm 2020 có đến hàng triệu người bị cực đoan hóa vì thuyết âm mưu này”, theo bà Kane.

DePape khai trước tòa rằng đối tượng vốn định bắt bà Pelosi để thẩm vấn nghi án Nga can thiệp cuộc bầu cử năm 2016. Hắn còn định nhắm đến một giáo sư nghiên cứu về phụ nữ và người đồng tính tại Đại học Michigan.

Giới chuyên gia nhận định chương trình phát thanh, tin tức truyền hình, mạng xã hội cùng diễn đàn trực tuyến tạo cơ hội cho tư tưởng sai lầm, mù quáng và có hại lan tràn. Vấn đề càng trở nên trầm trọng vì mạng xã hội kiểm duyệt nội dung lỏng lẻo cùng xu hướng sử dụng lời lẽ cực đoan hòng kiếm tiền hoặc tăng lượt xem, theo giáo sư Brian Hughes (Đại học Mỹ).

Nhà nghiên cứu Ware nhắc nhở rằng những năm Mỹ tổ chức bầu cử luôn có bạo lực, năm sau sẽ không ngoại lệ. Đặc biệt khi có cựu Tổng thống Trump tái tranh cử thì tư tưởng cực đoan có thể gây ra nhiều bạo lực hơn nữa.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
một giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nguy cơ bạo lực bùng nổ trước thềm bầu cử Tổng thống Mỹ 2024