Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc qua các cửa khẩu đã sôi động trở lại, lượng hàng hóa có chiều hướng tăng lên mạnh.

Nhận diện đúng thời cơ, hàng Việt sang Trung Quốc qua cửa khẩu tăng mạnh cỡ nào?

Tuyết Nhung | 04/05/2023, 08:33

Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc qua các cửa khẩu đã sôi động trở lại, lượng hàng hóa có chiều hướng tăng lên mạnh.

Hàng hóa xuất nhập khẩu tăng mạnh qua các cửa khẩu

Theo thông tin từ Ban quản lý Cửa khẩu Quốc tế Móng Cái, 4 tháng đầu năm 2023, tổng trọng lượng hàng hóa xuất nhập khẩu (hết ngày 30.4) đạt 501.464 tấn, tăng 345% so cùng kỳ năm 2022, tiếp tục ghi dấu sự trở lại đầy ngoạn mục của Móng Cái sau tác động của đại dịch COVID-19.

hang-hoa.jpg

Từ 1.1.2023 đến 30.4.2023, tổng trọng lượng hàng hóa xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu, lối mở tại TP.Móng Cái đạt 501.464 tấn, tăng 345% so cùng kỳ năm 2022. Trong đó, Cửa khẩu cầu Bắc Luân II đạt 13.296 phương tiện (6.235 phương tiện Việt Nam xuất cảnh; 7.061 phương tiện Trung Quốc nhập cảnh), tăng 172% so cùng kỳ 2022, trung bình đạt 136 phương tiện/ngày. Hàng hóa xuất nhập khẩu đạt 221.833 tấn (nhập khẩu đạt 171.654 tấn, xuất khẩu đạt 50.179 tấn), tăng 206% so cùng kỳ 2022, bình quân đạt: 2.264 tấn hàng hóa xuất nhập khẩu/ngày.

Tại lối mở Km 3+4 Hải Yên: Hàng hóa xuất khẩu đạt 16.209 phương tiện (7.180 phương tiện Việt Nam, 9.029 phương tiện Trung Quốc) chở 259.216 tấn hàng hóa (bình quân đạt 143 phương tiện/ngày, 2.294 tấn/ngày) tăng 617% so cùng kỳ 2022. Hàng hóa nhập khẩu đạt 6.574 phương tiện Trung Quốc vận chuyển 20.415 tấn hàng tạp, hàng vải (trung bình 70 phương tiện/ngày) tăng 406% so cùng kỳ 2022.

Trong số các mặt hàng xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Lào Cai, nông sản vẫn là mặt hàng xuất khẩu chủ yếu. Theo Chi cục hải quan cửa khẩu Lào Cai, hoạt động xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Lào Cai quý 1/2023 có nhiều khởi sắc, kim ngạch xuất nhập khẩu đạt gần 186 triệu USD. Trong đó, xuất khẩu đạt 92,4 triệu USD tăng 90,1% so với cùng kỳ; nhập khẩu đạt 93,2 triệu USD tăng 15,2% so với cùng kỳ.

Trong đó, mặt hàng nông sản xuất nhập khẩu đạt trị giá trên 71 triệu USD, tăng 63,2% so với năm 2022 và chiếm tỷ trọng 76,8% kim ngạch hàng xuất khẩu. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu gồm thanh long, chuối, chôm chôm, dưa hấu, sắn, sầu riêng...; trong đó, mặt hàng quả thanh long chiếm số lượng lớn nhất với gần 33.689 tấn, đạt giá trị 24,2 triệu USD.

Hàng hóa xuất nhập khẩu quả cửa khẩu Lào Cai đã phát triển khởi sắc hơn các năm trước do phía Trung Quốc đã thay đổi biện pháp phòng chống dịch nên các loại nông sản hoa quả của Việt Nam xuất khẩu qua cửa khẩu Lào Cai thuận lợi hơn. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tham gia xuất nhập khẩu hàng hóa qua cửa khẩu Lào Cai, Chi cục hải quan cửa khẩu Lào Cai đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, nhất là mặt hàng nông sản của Việt Nam.

Tại các cửa khẩu của Lạng Sơn, hoạt động xuất nhập khẩu đã sôi động trở lại, lượng hàng hóa có chiều hướng tăng lên. Hải quan Lạng Sơn đang tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho hàng hóa xuất nhập khẩu, không ngừng cải cách thủ tục hành chính, đẩy nhanh tốc độ thông quan.

Tổng kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu qua địa bàn tỉnh Lạng Sơn quý 1/2023 của tất cả các loại hình xuất nhập khẩu (kinh doanh, quá cảnh, chuyển cửa khẩu, vận chuyển độc lập) đạt trên 10.867,9 triệu USD. Trong đó, tổng kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu mở tờ khai tại Cục Hải quan Lạng Sơn đạt 867,7 triệu USD (tăng 91% so với cùng kỳ năm 2022).

Nhận diện đúng thị trường Trung Quốc năm 2023

Nhận định về thị trường Trung Quốc năm 2023, đại diện Vụ Thị trường châu Á- châu Phi cho rằng, hoạt động thông quan hàng hóa tại các cửa khẩu biên giới Việt Nam - Trung Quốc tiếp tục ổn định, hiệu suất thông quan nâng cao. Tại một số địa phương có các cửa khẩu biên giới quan trọng đối với thương mại song phương như: Lạng Sơn, Quảng Ninh, Lào Cai, lượng hàng hóa thông quan hàng ngày cơ bản tương đương với giai đoạn trước dịch. Những yếu tố thuận lợi trên dự kiến sẽ có tác động tích cực vào sự khôi phục trong hoạt động xuất khẩu và kể cả nhập khẩu của Việt Nam từ quý 2 cho đến cuối năm.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên nhìn nhận, Trung Quốc hiện không còn là thị trường dễ tính như trước, không phải hàng hóa nào thị trường Trung Quốc cũng chấp nhận. Mặt khác, kinh tế Trung Quốc dù lớn nhưng chủ yếu vẫn xuất khẩu, vì Trung Quốc đã và đang sẽ là công xưởng của thế giới. Mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc rất tương đồng với Việt Nam, điều này vừa tạo ra lợi thế và thách thức đối với hàng hóa Việt Nam. Khi Trung Quốc mở cửa lại nền kinh tế sau đại dịch COVID-19, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa của người dân rất lớn, cho nên hàng hóa của Việt Nam có nhiều cơ hội vào thị trường này.

Bên cạnh những cơ hội khi Trung Quốc mở cửa lại nền kinh tế, người đứng đầu Bộ Công Thương cũng lưu ý đến việc cạnh tranh hàng xuất khẩu ra các thị trường truyền thống của Việt Nam cũng không dễ dàng. Mặt khác, nguyên liệu phục vụ cho các ngành sản xuất xuất khẩu của nước ta vẫn còn phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc.

"Chúng ta cần nhận diện đúng, trúng, kịp thời và đánh giá đúng cả thời cơ và thách thức về thị trường Trung Quốc hiện nay thì chúng ta mới có thể khai thác, phát huy các lợi thế trong quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại. Trung Quốc có thể tận dụng, khai thác được lợi thế của Việt Nam trong khi Việt Nam là thành viên đầy đủ của 16 FTA và sẽ còn nhiều hơn trong tương lai, với những ưu đãi đặc biệt. Khi đó, doanh nghiệp 2 nước đặc biệt là doanh nghiệp Trung Quốc sẽ có nhiều tiềm năng, lợi thế để có xuất xứ hàng hóa, ưu đãi về thuế đối với thị trường đông dân này", Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhận định.

Bài liên quan
Phá đường dây ‘ngụy trang’ ma túy thành nhiều đòn chả giò để đưa qua cửa khẩu
Ngày 11.3, Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị cho biết vừa phối hợp với các lực lượng chức năng phá đường dây vận chuyển ma túy qua cửa khẩu quốc tế La Lay (huyện Đakrông).

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
2 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhận diện đúng thời cơ, hàng Việt sang Trung Quốc qua cửa khẩu tăng mạnh cỡ nào?