Theo báo Asahi Shimbun, chính quyền Nhật Bản đang cân nhắc triển khai hệ thống chặn tên lửa phòng không tích hợp (IAMD) của quân đội Mỹ, nhằm nâng cao khả năng đánh chặn tên lửa của cả Trung Quốc lẫn CHDCND Triều Tiên.

Nhật đối phó Trung Quốc bằng hệ thống chặn tên lửa phòng không tích hợp

Cẩm Bình | 18/12/2017, 19:48

Theo báo Asahi Shimbun, chính quyền Nhật Bản đang cân nhắc triển khai hệ thống chặn tên lửa phòng không tích hợp (IAMD) của quân đội Mỹ, nhằm nâng cao khả năng đánh chặn tên lửa của cả Trung Quốc lẫn CHDCND Triều Tiên.

Một quan chức cấp cao của SDF cho biết: “Động thái này một phần là nhằm tăng cường sự phòng thủ của Nhật với tên lửa đạn đạo của Triều Tiên, nhưng mục tiêu chính là để đối phó Trung Quốc, nước đã nâng cao nhiều tên lửa thời gian qua”.

Bộ Quốc phòng Mỹ đã công bố IAMD vào năm 2013, như là một cơ chế hiệu quả để chống lại máy bay không người lái và tên lửa hành trình của đối phương. Dự kiến Washington sẽ triển khai thực tế hệ thống này vào năm 2020.

Giữ vai trò trung tâm của IAMD là tên lửa thế hệ mới SM-6. Nếu được triển khai trên các tàu khu trục Aegis và hệ thống phòng thủ tên lửa trên bộ Aegis Ashore, SM-6 sẽ có khả năng đánh chặn cả máy bay không người lái lẫn tên lửa hành trình, trong khi tên lửa SM-3 hiện tại trên các tàu Aegis chỉ đánh chặn được tên lửa đạn đạo, tờ Asahi Shimbun cho biết.

Theo Asahi Shimbun, chính quyền Tokyo trong yêu cầu ngân sách cho năm tài khóa 2018 sẽ đưa ra đề nghị chi 2,1 tỉyên Nhật (18,6 triệu USD) để mua những mẫu thử nghiệm của SM-6.

Hệ thống phòng thủ tên lửa hiện tại của Nhật- Ảnh: Bộ Quốc phòng Nhật

Tuy nhiên, một số quan chức chính phủ đã bày tỏ quan ngại về chuyện triển khai IAMD. Lo ngại đầu tiên là IAMD sử dụng dữ liệu từ các máy bay cảnh báo sớm của Mỹ. Điều này sẽ vi phạm điều 9 của Hiến pháp Nhật Bản, trong đó cấm quốc gia này sử dụng vũ lực chung với các nước khác.

Thứ hai, tính hiệu quả của IAMD cũng bị đặt nghi vấn. Không giống như tên lửa đạn đạo về nguyên tắc chỉ bay theo quỹ đạo hình parabol, các tên lửa hành trình đang càng ngày càng hiện đại.

Trung Quốc, và cả Nga, trong thời gian qua đã không ngừng nỗ lực phát triển một loại tên lửa hành trình tầm xa có vận tốc Mach 5 (nhanh gấp 5 lần vận tốc âm thanh, khoảng 6.125 km/giờ) hoặc nhanh hơn.

Cuối cùng, khoản ngân sách lớn để có thể triển khai IAMD cũng khiến giới chức Tokyo lo ngại, Asahi Shimbun cho biết.

Trong một bài phát biểu ngày 15.12, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đã ngỏ ý cải cách toàn diện Hướng dẫn chương trình phòng vệ quốc gia (NDPG).

Thủ tướng khẳng định: “Chúng tôi muốn cân nhắc đến những khả năng quốc phòng mà đất nước cần để bảo vệ người dân, không phải chỉ là mở rộng các hướng dẫn hiện tại để đối mặt với thực tế khắc nghiệt quanh Nhật Bản”.

Asahi Shimbun cho biết việc sửa đổi NDPG dự kiến sẽ diễn ra vào cuối năm 2018.

Cẩm Bình (theo Asahi Shimbun)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp đoàn kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình 'Xuân quê hương 2025'
3 giờ trước Sự kiện
Chiều 19.1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp đoàn 100 kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình "Xuân quê hương 2025" do Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao tổ chức.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhật đối phó Trung Quốc bằng hệ thống chặn tên lửa phòng không tích hợp