Một trong điều cần thiết hàng đầu là phải biết nói tiếng Quan Thoại.

Những trắc trở mà người Đông Nam Á phải đối mặt khi làm việc ở hãng công nghệ lớn Trung Quốc

Sơn Vân | 13/12/2021, 15:56

Một trong điều cần thiết hàng đầu là phải biết nói tiếng Quan Thoại.

Trong khi phỏng vấn xin việc tại gã khổng lồ công nghệ Tencent (Trung Quốc), một người đàn ông đã hỏi liệu anh có phải sử dụng tiếng Quan Thoại khi làm việc tại văn phòng Singapore hay không.

Anh hài lòng với câu trả lời rằng cần sự kết hợp giữa tiếng Quan Thoại và tiếng Anh nên đã nhận việc.

Thế nhưng thực tế lại khác, tiếng Quan Thoại được sử dụng rất thường xuyên trong văn phòng, người này cho biết. Người đàn ông Singapore cuối cùng đã rời Tencent vì khó giao tiếp.

Nếu phải dành quá nhiều thời gian để cố gắng hiểu mọi thứ, tôi sẽ làm việc rất kém hiệu quả”, anh giải thích và nói thêm rằng một nhân viên nói tiếng Quan Thoại tốt hơn “có lẽ là người phù hợp hơn”.

Tiếng Quan Thoại là ngôn ngữ chính thức của Trung Quốc. Ở phần lớn các tỉnh thành trên đất nước này, Quan Thoại là ngôn ngữ nói chính, bao gồm cả Bắc Kinh và Thượng Hải, mặc dù nhiều tỉnh vẫn sử dụng tiếng địa phương của mình.

Trải nghiệm tại hãng công nghệ lớn Trung Quốc

Các công ty công nghệ Trung Quốc đang mở rộng văn phòng trên khắp thế giới, bao gồm cả Đông Nam Á.

Khi các hãng này đăng thông tin mở văn phòng ở nước ngoài, nhiều người đang tự hỏi cần những gì để làm việc cho họ. Trước đây, đài CNBC đã đưa tin về những nhân viên công nghệ ở Vương quốc Anh đã từ chối lời mời làm việc tại TikTok, công ty thuộc sở hữu của ByteDance (Trung Quốc), sau khi bắt gặp những câu chuyện về môi trường làm việc căng thẳng ở đó. Họ viện dẫn nỗi lo sợ về văn hóa làm việc 996 được thực hiện bởi một số công ty ở Trung Quốc, vốn yêu cầu nhân viên làm từ 9 giờ sáng đến 9 giờ tối, 6 ngày một tuần.

Dù vậy, một phát ngôn viên của TikTok nói với CNBC vào tháng 5.2021 rằng “chúng tôi hoàn toàn không có chính sách 996”.

CNBC đã phỏng vấn 10 nhân viên hiện tại và trước đây của các hãng công nghệ lớn Trung Quốc để hỏi trải nghiệm tại văn phòng ở Singapore như thế nào. Hầu hết được yêu cầu giấu tên vì sợ nhận hậu quả hoặc do không được phép nói chuyện với giới truyền thông.

Câu chuyện của họ thay đổi rất nhiều tùy theo công ty, chức danh và cá nhân.

nhung-diieu-nguoi-dong-nam-a-phai-doi-mat-khi-lam-o-hang-cong-nghe-lon-trung-quoc.jpeg
Môi trường làm việc ở các hãng công nghệ lớn Trung Quốc thường rất khắc nghiệt - Ảnh: Getty Images

4 nhân viên cũ hoặc hiện tại của Huawei nói với CNBC rằng các đồng nghiệp từ Trung Quốc thường ngủ trong văn phòng vào giờ nghỉ trưa, một điều phổ biến trong văn hóa công sở Trung Quốc. Hiện tại, mọi người chủ yếu làm việc tại nhà, các nhân viên đăng nhập vào cuộc gọi điện video mỗi sáng, hai người trong số họ tiết lộ.

Họ tin rằng mục đích của cuộc gọi video là để thể hiện rằng họ đã sẵn sàng làm việc lúc 9 giờ sáng và thảo luận về các kế hoạch trong ngày. Họ nói thêm rằng người quản lý sẽ chụp ảnh màn hình mọi người trong cuộc gọi.

Thế nhưng, những người nói chuyện với CNBC không chỉ mô tả văn hóa làm việc cứng nhắc hoặc khó khăn. Ba người từng làm việc tại ByteDance hoặc Tencent đã mô tả hệ thống phân cấp tại hai công ty này là “phẳng”, ít chú trọng đến chức danh hoặc vị trí. Một nhân viên ByteDance kể có thể nói chuyện với phó chủ tịch trong công ty một cách thoải mái, điều mà anh không nghĩ là điển hình ở các hãng khác.

ByteDance từ chối bình luận về vấn đề này.

Ba điều xuất hiện liên tục trong các cuộc trò chuyện với các nhân viên và cựu nhân viên Huawei, Tencent và một công ty con của Tencent: Phụ thuộc nhiều vào tiếng Quan Thoại, sử dụng hợp đồng có thời hạn và làm việc ngoài giờ bình thường.

Nói tiếng Quan Thoại

Quá trình tuyển dụng tại Tencent diễn ra bằng tiếng Anh, nhưng hầu hết “mọi thứ” khác đều bằng tiếng Quan Thoại tại văn phòng Tencent ở Singapore, theo lời cựu nhân viên đã rời công ty vì rào cản ngôn ngữ.

Ngay cả những tài liệu cần thiết cho công việc cũng bằng tiếng Quan Thoại và trình độ ngôn ngữ của anh chỉ ở mức trung bình, người này thổ lộ với CNBC.

Hơn 74% dân số Singapore là người gốc Hoa, nhưng hầu hết các doanh nghiệp lớn ở nước này đều sử dụng tiếng Anh.

Người này chỉ ra rằng sự hiện diện của Tencent tại Singapore là "khá mới mẻ" và anh suy đoán rằng công ty có thể chưa có thời gian để "bản địa hóa". Công ty game và truyền thông xã hội Trung Quốc đã công bố kế hoạch mở một trung tâm khu vực Đông Nam Á ở Singapore vào năm ngoái.

Không phải nhân viên và cựu nhân viên hãng công nghệ Trung Quốc nào cũng nói về khó khăn trong văn hóa làm việc và rào cản ngôn ngữ với CNBC. Một số cho biết họ không gặp vấn đề gì.

Nếu bạn thích tiếng Anh, các đồng nghiệp từ Trung Quốc cũng có thể nói tiếng Anh. Chúng tôi cố gắng dung hòa bằng cách nói 2 thứ tiếng", một nhân viên Huawei hiện tại cho hay.

Nhân viên ByteDance mô tả hệ thống phân cấp của công ty là “phẳng”, nói rằng khi đề cập đến ngôn ngữ thì “không có rào cản nào” vì các đồng nghiệp ở Trung Quốc có thể nói tiếng Anh.

Tencent gần đây đã thông báo nội bộ rằng họ có ý định chuyển sang sử dụng tiếng Anh trong nhóm quốc tế, một nhân viên tiết lộ. Cô  cho rằng việc thay đổi đó sẽ mất thời gian, vì hầu hết các hệ thống và tài liệu hiện bằng tiếng Quan Thoại.

Patricia Teo, Giám đốc điều hành thực hành công nghệ của hãng tuyển dụng Kerry Consulting (Singapore), cho biết phần lớn công việc hàng ngày tại các công ty công nghệ Trung Quốc có khả năng liên quan đến sự tương tác nhiều với các nhóm làm việc tại quốc gia đông dân nhất thế giới.

Không phải là điều bắt buộc để có thể làm việc thông thạo bằng tiếng Quan Thoại, nhưng nó thực sự là điều cần thiết”, cô nói.

Các cuộc họp, đào tạo và trò chuyện với nhân viên công nghệ hoặc tài chính đều diễn ra bằng tiếng Quan thoại tại một công ty con của Tencent, cựu nhân viên khác hé lộ, mô tả tình hình là “choáng ngợp”.

Mọi thứ đều bằng tiếng Trung. Điều đó khá căng thẳng, đặc biệt là khi bạn cần truyền đạy quan điểm gì đó và tiếng Quan thoại kém chất lượng của bạn không thể làm được”, cô chia sẻ thêm.

Jun, một cựu thực tập sinh của Huawei, nói rằng ngay cả khi anh gửi email hoặc tin nhắn văn bản bằng tiếng Anh cho đồng nghiệp thì các câu trả lời vẫn có xu hướng bằng tiếng Quan Thoại. Anh thực tập tại Huawei vào năm 2017.

Hợp đồng có thời hạn

Nhiều người nói chuyện với CNBC cho biết người Singapore thường được thuê tại các công ty Trung Quốc theo hợp đồng từ 1 đến 3 năm, dù Patricia Teo nói hầu hết các vị trí ở Singapore là lâu dài vì thiếu ứng cử viên.

Cựu nhân viên Tencent, đã rời đi phải vì sử dụng nhiều tiếng Quan Thoại, nói từng ký hợp đồng với cơ hội chuyển sang một vai trò cố định sau 1 năm. Thế nhưng, anh không tự tin rằng công ty sẽ cung cấp cho mình một vai trò lâu dài.

Ong Xuan Jie, cựu nhân viên của Huawei, cho biết không được đề nghị giữ một vai trò lâu dài nào sau 1 năm làm việc, nhưng tin rằng đó là vì công ty đã đạt giới hạn mà họ đặt ra với các vị trí cố định.

Ong Xuan Jie nói thêm rằng tình hình hợp đồng tại Huawei dường như không phù hợp với ngành công nghệ. Tuy nhiên, anh muốn công việc ổn định hơn khi mới bắt đầu sự nghiệp của mình vào thời điểm đó. Anh rời Huawei vào năm 2018.

Khi được CNBC liên hệ, Tencent và Huawei từ chối bình luận về vấn đề này trong hợp đồng.

Nhân viên Tencent tiết lộ công ty đang cố gắng chuyển sang sử dụng tiếng Anh, nói cô thích có một chức danh trong hợp đồng hơn vì sẽ cho bản thân sự linh hoạt để tiếp tục nếu công việc không phù hợp.

Theo Matthew Durham, luật sư có kinh nghiệm xử lý các vấn đề việc làm ở Trung Quốc đại lục, các hợp đồng xác định thời hạn rất phổ biến với những người mới được thuê. Đó là vì không giống tại Singapore, luật việc làm ở Trung Quốc cho phép người sử dụng lao động chấm dứt hợp đồng chỉ với những lý do cụ thể, quyền hạn quản lý, ông Matthew Durham nói.

Ở Trung Quốc, nhân viên làm việc kém hiệu quả thường không phải là lý do hợp lệ để chấm dứt hợp đồng trừ khi điều đó có thể được cho là không đủ năng lực, theo Matthew Durham, người làm việc cho công ty luật Gall Solicitors (Hồng Kông).

Người sử dụng lao động có thể dùng hợp đồng xác định thời hạn để đảm bảo rằng nhân viên có thể phải đi sau một khoảng thời gian nhất định để không bị 'khóa chặt' vào hợp đồng”, Matthew Durham nói, đồng thời cho biết thêm các công ty Trung Quốc phải ký một hợp đồng dài hạn hoặc hợp đồng vĩnh viễn sau 2 hợp đồng xác định thời hạn với một nhân viên.

Tại một số công ty Trung Quốc, nhân viên cho biết có rất ít sự khác biệt giữa những người làm việc theo hợp đồng xác định thời hạn và những ai làm công việc cố định. Thế nhưng ở Huawei, nhân viên làm việc dài lâu và nhân viên hợp đồng được hưởng hai nhóm lợi ích khác nhau về quyền lợi giới thiệu của mình - tiền thưởng mà họ nhận được khi giới thiệu một người mới đến công ty.

Theo thông tin được cung cấp bởi nhân viên cho biết các đồng nghiệp nói tiếng Quan Thoại có thể chuyển sang tiếng Anh nếu cần, nhân viên hợp đồng và nhân viên làm việc dài lâu của Huawei nhận được phần thưởng tương tự nếu giới thiệu người đảm nhận vai trò cấp dưới hơn. Song với các vai trò cấp cao hơn thì có một sự khác biệt. Nhân viên làm việc dài lâu giới thiệu thành công ai đó vào vị trí cấp cao có thể nhận được tiền thưởng gấp 3 lần mức của nhân viên hợp đồng cho cùng một lần giới thiệu.

Matthew Durham nói các nhân viên hợp đồng xác định thời hạn và dài hạn ở Trung Quốc thường có lợi ích như nhau. Tuy nhiên, một số công ty có thể đưa ra các khoản tiền thưởng hoặc quyền lợi tốt hơn cho những nhân viên hợp đồng dài hạn (những người có thể đạt thành tích nhiều hơn trong công ty), ông nói.

'Không có thời gian nghỉ ngơi thực sự'

Những người Singapore từng làm tại các hãng công nghệ Trung Quốc cảnh báo nhân viên mới nên chuẩn bị tinh thần làm việc nhiều giờ, đặc biệt là khi tiếp xúc với các đồng nghiệp tại Trung Quốc.

Không có ngày, giờ nào được xem là rảnh rỗi”, cựu nhân viên Tencent nhấn mạnh và cho biết các sếp ở Trung Quốc gửi câu hỏi cho mình vào ban đêm, cuối tuần và ngày lễ.

Bạn có thể bỏ qua nó, nhưng liệu bạn có thực sự thoải mái khi biết sếp mình đang chờ đợi câu trả lời? Không có thời gian nghỉ ngơi thực sự, chỉ có thời gian làm việc và thời gian chờ”, cô chia sẻ.

Ang, cựu nhân viên tại cùng một công ty con Tencent, tiết lộ các đồng nghiệp ở Trung Quốc có xu hướng làm thêm giờ để bù lại thời gian mất đi vào dịp Tết Nguyên đán và kỳ nghỉ Tuần lễ vàng (kỳ nghỉ thường niên kéo dài từ ngày 1.10 đến 7.10 nhân dịp Quốc khánh Trung Quốc). Các đồng nghiệp sẽ liên lạc cả vào cuối tuần, Ang nói.

Bạn sẽ cảm thấy như mình đang làm việc gấp đôi, nhưng bạn sẽ không được nghỉ phép”, Ang thổ lộ.

Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người đều nói đến thời gian làm việc dài liên tục.

Chắc chắn có những nhóm làm việc muộn hơn một chút, nhưng tôi không nghĩ rằng bất kỳ ai cũng bị buộc phải làm việc ngoài thời gian tiêu chuẩn như vậy”, theo nhân viên ByteDance hé lộ hệ thống phân cấp của công ty là "phẳng". Một đồng nghiệp của anh cũng lặp lại quan điểm này về sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống.

Bài liên quan
Các đại gia công nghệ Trung Quốc bỏ văn hóa làm việc khắc nghiệt 996, nhân viên phàn nàn vì lương giảm
Chiến dịch cải thiện điều kiện cho người lao động của chính phủ Trung Quốc đã thúc đẩy các công ty, đặc biệt là một số gã khổng lồ công nghệ khó điều khiển nhất, cắt giảm thời gian làm thêm giờ bắt buộc kéo dài nhưng không phải tất cả nhân viên đều hài lòng về điều đó.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp đoàn kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình 'Xuân quê hương 2025'
4 giờ trước Sự kiện
Chiều 19.1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp đoàn 100 kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình "Xuân quê hương 2025" do Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao tổ chức.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Những trắc trở mà người Đông Nam Á phải đối mặt khi làm việc ở hãng công nghệ lớn Trung Quốc