Giải Nobel Hóa học năm 2021 đã được trao cho hai nhà khoa học Benjamin List và David W.C. MacMillan vì đã phát triển một công cụ mới để xây dựng các phân tử.

Nobel Hóa học 2021 thuộc về nghiên cứu chất xúc tác hữu cơ

Long Hải | 06/10/2021, 17:10

Giải Nobel Hóa học năm 2021 đã được trao cho hai nhà khoa học Benjamin List và David W.C. MacMillan vì đã phát triển một công cụ mới để xây dựng các phân tử.

Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển thông báo giải Nobel Hóa học 2021 được trao cho hai nhà khoa học Benjamin List (người Đức) và David W.C. MacMillan (người Scotland) nhờ phát triển công cụ mới để xây dựng các phân tử, đó là xúc tác hữu cơ. Giải thưởng danh giá đi kèm với huy chương vàng và số tiền thưởng trị giá hơn 1,1 triệu USD sẽ được chia đều cho hai nhà khoa học.

nobel-chemistry.jpg
Giải Nobel Hóa học năm 2021 đã được trao cho hai nhà khoa học Benjamin List và David W.C. MacMillan

Giới nghiên cứu từ lâu cho rằng về nguyên tắc chỉ có hai loại chất xúc tác là kim loại và enzyme. Tuy nhiên, vào năm 2000, Benjamin List và David MacMillan phát triển độc lập loại chất xúc tác thứ ba mang tên xúc tác hữu cơ bất đối xứng dựa trên những phân tử hữu cơ nhỏ.

Pernilla Wittung-Stafshede, thành viên của Ủy ban Nobel Hóa học cho biết khám phá của hai nhà khoa học đã khởi xướng một cách suy nghĩ hoàn toàn mới về cách kết hợp các phân tử hóa học lại với nhau. "Những ứng dụng của công cụ này bao gồm nghiên cứu các loại dược phẩm mới, đồng thời giúp hóa học trở nên thân thiện với môi trường hơn", Wittung-Stafshede nói.

Năm 2020, giải Nobel Hóa học được trao cho hai nhà khoa học nữ Jennifer A. Doudna và Emmanuelle Charpentier vì phát triển phương pháp chỉnh sửa gien, giúp "viết lại mã sự sống".

Từ năm 1901 đến năm 2020, đã có 112 giải Nobel Hóa học được trao cho 186 học giả, 63 lần chỉ có một người nhận giải. Nhà hóa học Frederick Sanger là người duy nhất đến nay hai lần đoạt giải Nobel Hóa học vào các năm 1958 và 1980.

nobel22.jpg
Chiếc huy chương bằng vàng được trao cho những người đoạt giải Nobel

Nobel là giải thưởng quốc tế do Quỹ Nobel tại Stockholm lập ra từ năm 1901 dựa trên tài sản của Alfred Nobel, nhà phát minh kiêm doanh nhân Thụy Điển. Giải thưởng được trao cho những cá nhân đạt thành tựu trong lĩnh vực Vật lý, Hoá học, Y học, Văn học và Hòa bình; đặc biệt là giải Hòa bình có thể được trao cho tổ chức hay cho cá nhân.

Vào năm 1968, Ngân hàng Thụy Điển đưa thêm vào một giải về lĩnh vực Khoa học kinh tế, còn gọi là giải Nobel Kinh tế, theo di chúc của nhà phát minh người Thụy Điển Alfred Nobel năm 1895. Giải Nobel Hòa bình được trao thưởng ở Oslo, Na Uy, trong khi các giải khác được trao ở Stockholm, Thụy Điển.

Kết quả đoạt giải được công bố hàng năm vào tháng 10 và được trao (bao gồm tiền thưởng, một huy chương vàng và một giấy chứng nhận) vào ngày 10.12, ngày kỷ niệm ngày mất của Nobel. Giải Nobel được thừa nhận rộng rãi như là giải thưởng danh giá nhất một người có thể nhận được trong lĩnh vực được trao.

Tuy nhiên, đại dịch COVID-19 sẽ ảnh hưởng đến cách thức tổ chức lễ trao giải Nobel. Thay vì quy tụ tất cả những người đoạt giải tại Stockholm (Thụy Điển) vào tháng 12 như thông lệ, các nhà ngoại giao thuộc Đại sứ quán Thụy Điển tại các nước sẽ đến trao giải cho những người chiến thắng. Tuần lễ kỷ niệm sẽ kết hợp tổ chức các sự kiện trực tiếp và trực tuyến.

Bài liên quan
Giáo sư Nguyễn Thị Ngọc Phượng nhận giải thưởng 'Nobel châu Á'
Tối 16.11, giải thưởng Ramon Magsaysay (được mệnh danh là Nobel châu Á) lần thứ 66 đã được trao cho các cá nhân, tập thể tại Nhà hát Metropolitan ở thủ đô Manila, Philippines.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
23 phút trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nobel Hóa học 2021 thuộc về nghiên cứu chất xúc tác hữu cơ