Sinh con ra ai cũng mong con mình lớn khôn, khỏe mạnh như bao đứa trẻ khác, nhưng thật trớ trêu thay, chưa kịp tận hưởng những giấc mơ hạnh phúc nhìn con trưởng thành thì vợ chồng anh chị đã phải hứng chịu những cơn đau xé lòng khi chứng kiến hai đứa con thơ bỗng chốc bị bệnh tâm thần, ngày đêm gào khóc...

Nỗi niềm của người cha 10 năm phải dùng xích để bảo vệ con

Một Thế Giới | 16/08/2015, 07:44

Sinh con ra ai cũng mong con mình lớn khôn, khỏe mạnh như bao đứa trẻ khác, nhưng thật trớ trêu thay, chưa kịp tận hưởng những giấc mơ hạnh phúc nhìn con trưởng thành thì vợ chồng anh chị đã phải hứng chịu những cơn đau xé lòng khi chứng kiến hai đứa con thơ bỗng chốc bị bệnh tâm thần, ngày đêm gào khóc...

Xót cảnh gia đình có hai con tâm thần

Đến thôn 5, xã Hà Lâm, huyện Hà Trung (Thanh Hóa) hỏi về hoàn cảnh của gia đình anh Phạm Văn Ngân (SN 1965) và chị Dương Thị Ý (SN 1964) thì hầu hết người dân nơi đây ai cũng biết. Câu chuyện về gia đình nghèo sinh được 3 người con thì có 2 bị bệnh tâm thần khiến không ít bà con lối xóm thấy cảm thương. Nghiệt ngã thay khi 10 năm trôi qua đôi vợ chồng già phải bỏ bê mọi công việc, chỉ vì thương con, chẳng nỡ bỏ con lang thang đành cam chịu xiềng xích hai con lại cho dễ bề chăm sóc.

Trong căn nhà nhỏ tuềnh toàng nằm rìa bờ sông, bốn con người đang bám víu lấy nhau sống lay lắt qua ngày đoạn tháng. Đôi vợ chồng tuổi ngoài ngũ tuần, tóc đã pha sương đang gồng mình ôm hai người con cao lớn dỗ dành như những đứa trẻ lên ba. Thấy nhà có khách cả hai người con ngơ ngác đang gào khóc bỗng trở nên sợ sệt nép mình về phía góc tường. Sau hơn 10 phút “đánh vật” với chiếc xích để gồng hai đứa con vào hai nơi, anh Ngân và chị Ý mới có thể trò chuyện cùng chúng tôi.

Tách trà nhỏ vừa mới pha chưa kịp ngấm nước thì chị Ý đã liên hồi nấc nghẹn trong nước mắt. Một hồi trấn tĩnh chị bắt đầu kể cho chúng tôi nghe về hoàn cảnh trớ trêu của gia đình chị, kể về nỗi khốn khó của gia đình khi một lúc chăm 2 con từ ngoan hiền đột nhiên đổ bệnh tâm thần. Năm 1988, anh Ngân đã bén duyên, phải lòng cô gái xinh đẹp nết na cùng thôn tên Lý, hai người cùng nhau xây dựng hạnh phúc gia đình. Hạnh phúc ấy như được nhân lên gấp bội lần khi những đứa con cứ lần lượt ra đời. Thế nhưng, hạnh phúc ấy ngắn chăng tày gang thì nỗi đau lại ập đến khi những đứa con của anh chị đột nhiên phát bệnh tâm thần.

Nhìn về phía góc tường, nơi cô con gái Phạm Thị Nguyệt (SN 1991) đang gào khóc, đôi tay của Nguyệt cứ liên tiếp đấm vào người mình khiến chị Ý đau đớn trong tuyệt vọng. Lau vội những giọt nước mắt, chị nghẹn ngào kể: “Gia đình sinh được ba người con nhưng có đến hai cháu là bị thế này chú à. Trước kia cháu nó ngoan ngoãn, học giỏi lắm, nhiều người còn bảo gia đình nhà tôi hạnh phúc thật, ba đứa con đứa nào cũng đẹp, ngoan... ai ngờ đùng một chốc các cháu đổ bệnh thế này”.

Theo lời kể của chị Ý thì hơn 10 năm qua gia đình đành phải xích hai con ở nhà vì bệnh tâm thần hoang tưởng của hai cháu ngày một nặng. Nhớ lại những ngày tháng khi người con gái đầu Phạm Thị Nguyệt đổ bệnh, chị Ý tâm sự: “Đó là mùa hè năm 2005, năm ấy cháu Nguyệt chuẩn bị kết thúc lớp 8 thì đột nhiên có dấu hiệu bất thường. Nhiều khi tôi và chồng thấy con cứ ngồi vừa khóc vừa cười, nhưng khi hỏi cháu lại không nói gì. Thấy con thế chúng tôi liền đưa đi BV tâm thần kiểm tra, khi này mới biết con bị tâm thần hoang tưởng”.

Sau cú sốc mạnh tinh thần anh chị suy sụp, chạy vạy khắp nơi chữa bệnh cho con nhưng không hề thuyên chuyển. Bốn năm sau, cơn ác mộng một lần nữa đổ dồn về gia đình khi cậu con trai út Phạm Thành Hưng (SN 1995) lại mắc những triệu chứng giống người chị gái. “Đối với cháu Hưng thì gia đình phát hiện sớm nhưng vẫn không chữa trị được. Hôm ấy, cháu Hưng có soạn thời khóa biểu để mai đi học nhưng không nhớ thứ, ngày. Vừa hỏi mẹ xong cháu lại hỏi tiếp, hôm nay thứ 4 hả mẹ, nói xong Hưng lại nằm khểnh ra giường vừa cười vừa khóc liên hồi...”, chị Ý nói trong nước mắt.

Kể từ đó những tháng ngày u ám cứ bủa vây gia đình nghèo. Nhìn hai con rứt ruột đẻ ra từ lành lặn, ngoan hiền nay trở thành tâm thần mà anh chị như gục ngã. Nước mắt lưng tròng anh chị đành cố đi chạy vay khắp nơi để chữa trị cho hai con nhưng đều rơi vào vô vọng.

Noi niem cua nguoi cha hon 10 nam phai dung xich de bao ve con
Để Hưng khỏi đập phá, vợ chồng ông Ngân phải nhốt con trong căn phòng tách biệt. 

10 năm xích con và nỗi niềm người cha

“Nhiều lúc nhìn bạn bè cháu trưởng thành, ai nấy đều hạnh phúc, có đứa đã thành đạt, lập gia đình mà tôi lại càng thương con nhiều hơn. Hết gào khóc lại cười nói luyên thuyên suốt ngày đêm nên tôi chẳng còn cách nào khác đành nhốt hai con lại, lúc nặng còn phải xích lại chứ không cháu quậy phá lắm...”. Những lời tâm sự của anh Ngân như dồn nén từ trong cõi lòng. Đã 10 năm qua, kể từ khi các con của mình anh Ngân và vợ chỉ ở nhà chứ không làm được gì. Thay phiên nhau, khi bố trông Nguyệt, mẹ lại trông Hưng, rồi cứ như thế thời gian thấm thoát thoi đưa, mái tóc cha nay cũng đã già, hai người con tâm thần mà anh chị rứt ruột đẻ ra cứ lớn dần trong điên dại. Đôi mắt vô hồn nhìn cha mẹ của hai người con tâm thần càng khiến chúng tôi thêm nghẹn nào.

Theo lời kể của anh, năm 2009 bệnh tình của cháu Nguyệt ngày một nặng, Nguyệt liên hồi khóc thét, khóc xong em lại cười nhảy múa như “cô đồng”. Khi không có người bên cạnh em lại dùng tay tự đấm vào người và mặt mình. Hôm đó khi vừa không để ý phút chốc Nguyệt đã tự tay đấm vào hai mắt dẫn đến mù lòa. Còn về cháu Hưng thì lại khác, mỗi khi lên cơn Hưng thường đập phá, dùng tay đấm vào tường nhà, cửa, giường. Thấy cháu quậy phá liên hồi nên gia đình anh Ngân đành phải xây riêng một phòng nhỏ để giam cháu lại. “Nói giam cháu lại để đảm bảo hơn nhưng vẫn không yên được chú à, khi lên cơn cháu hung dữ mà khỏe lắm, chỉ sợ cháu cứ đấm đá liên hồi như thế lại gãy hết tay chân. Đôi lúc cố dỗ dành nhưng vẫn không được nên phải xích lại”.

Gia đình anh Ngân thuộc diện hộ nghèo nhất xã, quanh năm chỉ sống dựa vào 3 sào ruộng nhỏ bé. Trước kia khi hai cháu chưa bị bệnh thì anh Ngân còn có thời gian đi làm thêm phụ hồ kiếm thêm thu nhập. Giờ đây, cả hai vợ chồng anh đành phải gác mọi công việc để ở nhà trông hai cháu. Mỗi tháng cả nhà chỉ sống chủ yếu bằng tiền trợ cấp 270.000 đồng/tháng của mỗi cháu. Còn lại thi thoảng cậu con thứ 2 là cháu Phạm Thanh Hải (SN 1993) gửi về chút ít từ đồng lương ít ỏi đi làm thuê ở Bình Dương.

Theo Pháp luật & Xã hội
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững Việt Nam-Malaysia
6 giờ trước Sự kiện
Phó thủ tướng, Chủ tịch đảng UMNO, Dr. Ahmad Zahid Hamidimong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ trên cả kênh nhà nước và kênh đảng trong năm 2025 khi Malaysia là Chủ tịch ASEAN.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nỗi niềm của người cha 10 năm phải dùng xích để bảo vệ con