Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp Mỹ, đến vụ mùa vừa qua Nga đã giành được vị trí nhà xuất khẩu lúa mì thứ hai thế giới của nước này. Với tốc độ tăng trưởng hiện tại, Nga sẽ không mất nhiều thời gian để thay thế EU trở thành nhà xuất khẩu lúa mì lớn nhất hành tinh.

Nước Nga trên con đường trở thành cường quốc nông nghiệp

Nhàn Đàm | 08/10/2016, 08:41

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp Mỹ, đến vụ mùa vừa qua Nga đã giành được vị trí nhà xuất khẩu lúa mì thứ hai thế giới của nước này. Với tốc độ tăng trưởng hiện tại, Nga sẽ không mất nhiều thời gian để thay thế EU trở thành nhà xuất khẩu lúa mì lớn nhất hành tinh.

Năm 2016 có lẽ không phải là một năm tốt lành đối với nước Mỹ, khi họ đang chứng kiến một cuộc bầu cử tổng thống kỳ lạ nhất trong lịch sử, và một sự đe dọa nghiêm trọng đối với lĩnh vực thế mạnh truyền thống của mình: nông nghiệp. Trung Quốc, quốc gia sản xuất ngô lớn thứ hai thế giới đang bật đèn xanh cho việc xuất khẩu quy mô lớn sau một vụ mùa bội thu, một việc sẽ tác động trực tiếp đến Mỹ hiện là nước xuất khẩu ngô lớn nhất thế giới.

Trong khi đó, thị trường lúa mì vốn lâu nay cũng do Mỹ chiếm ưu thế đang bị đe dọa bởi sự trỗi dậy của Nga – một nước cách đây vài năm vẫn phải nhập khẩu lương thực. Vụ lúa mì năm nay của Nga được đánh giá là vụ mùa bội thu nhất trong vòng 25 năm qua, và khiến cho diện tích trồng lúa mì tại Mỹ tiếp tục suy giảm - dự kiến sẽ ở mức thấp nhất kể từ thời điểm năm 1919. Sự thất thế trên thị trường lúa mì của Mỹ đang dự báo cho một xu hướng không thể đảo ngược: nước Nga sẽ là một cường quốc nông nghiệp trên thế giới trong tương lai gần.

Có lẽ nhiều người sẽ bật cười đầy hoài nghi với thông tin Nga sẽ trở thành một cường quốc nông nghiệp trên thế giới, khi chỉ cách đây vài năm nước này vẫn thuộc diện nhập khẩu lương thực. Lương thực và các loại thực phẩm nhập khẩu chính là một trong những mặt hàng có tốc độ tăng giá cao nhất tại Nga sau khi Mỹ và EU ban hành lệnh trừng phạt kinh tế với nước này. Xa hơn nữa, trong quá khứ nước Nga Liên Xô cũng là một trong những quốc gia nhập khẩu lương thực lớn nhất thế giới, chủ yếu là lúa mì và ngô từ Canada và đặc biệt là từ Mỹ để giải quyết tình trạng thiếu hụt lương thực quy mô lớn của mình. Tuy nhiên, đến vụ mùa vừa qua, tất cả đã đảo ngược hoàn toàn, khi Nga đã giành được vị trí của Mỹ trong lĩnh vực xuất khẩu lúa mì trên thị trường thế giới. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp Mỹ, với tốc độ tăng trưởng hiện tại, Nga sẽ không mất nhiều thời gian để thay thế EU trở thành nhà xuất khẩu lúa mì lớn nhất hành tinh.

Một thực tế là, Nga có đầy đủ các điều kiện cần thiết để trở thành một cường quốc nông nghiệp hàng đầu thế giới, đó là diện tích canh tác rộng lớn và các đới khí hậu đa dạng. Arkady Zlochevsky, Chủ tịch liên minh ngũ cốc Nga, tuyên bố: “Với diện tích và khí hậu của nước Nga, số phận đã sắp đặt chúng ta phải trở thành một cường quốc xuất khẩu nông nghiệp”. Nga đã từng là một trong những nước xuất khẩu ngũ cốc lớn nhất thế giới thời các Sa Hoàng. Sự thiếu hụt lương thực thời Liên Xô một phần lớn là do các chính sách nông nghiệp theo kiểu hợp tác xã không hiệu quả. Tuy nhiên, phải đến khi Nga rơi vào cảnh bị trừng phạt kinh tế bởi Mỹ và EU, thì ngành nông nghiệp mới hội tụ đủ các điều kiện để phát triển trở lại. Việc đồng Rup mất giá tới 45% so với đồng USD trong 2 năm qua, cộng với tình trạng thiếu hụt lương thực và thực phẩm do Nga áp các lệnh giảm nhập khẩu, và đặc biệt là suy giảm tăng trưởng kinh tế đã khiến cho chính phủ Nga tập trung vào phát triển nông nghiệp vừa để đảm bảo nhu cầu lương thực trong nước, vừa như một ngành mũi nhọn phát triển kinh tế.

Tính đến bảy tháng đầu năm nay, xuất khẩu lương thực và thực phẩm đã đóng góp vào GDP của Nga tới 5,5%, cao nhất trong vòng 15 năm qua. Dù vẫn chưa thể so sánh với nguồn thu từ xuất khẩu dầu, nhưng xuất khẩu lương thực cũng đã kịp soán vị trí của ngành xuất khẩu vũ khí truyền thống của nước này. Báo cáo của Bộ trưởng Nông nghiệp Nga Alexander Tkachev gửi Tổng thống Putin vào tuần trước cho biết, tăng trưởng nông nghiệp của Nga trong năm nay đạt mức cao nhất trong vòng 25 năm trở lại đây, và có thể đạt mức tăng trưởng lên tới 20% trong vòng một thập kỷ tới.

Sự trỗi dậy của Nga với vai trò một cường quốc nông nghiệp đang có những tác động lớn tới thị trường nông sản toàn cầu, trực tiếp đe dọa các nhà xuất khẩu nông sản lớn như Mỹ hay EU. Lĩnh vực có sự biến động lớn nhất là thị trường lúa mì, vốn là ngành xuất khẩu chủ lực của Nga. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp Mỹ, Nga đã chính thức giành được vị trí là nhà xuất khẩu lúa mì thứ hai thế giới của Mỹ, và hiện chỉ đứng sau EU. Lúa mì Mỹ và EU đang bị Nga cạnh tranh quyết liệt tại các thị trường nhập khẩu lớn nhất thế giới với loại ngũ cốc này, điển hình như Ai Cập, Nigeria, Bangladesh và Indonesia.

So với Mỹ và EU, Nga sở hữu những lợi thế lớn trong việc xuất khẩu lúa mì tại các thị trường hàng đầu như Trung Đông và châu Á, khi hầu hết các nông trại của Nga đều gần biển Đen nơi có các cảng vận chuyển chủ lực và nhất là có khoảng cách địa lý tương đối ngắn. Theo thống kê, chi phí vận chuyển lúa mì của Nga đến thị trường các nước Trung Đông chỉ bằng một nửa so với Mỹ và EU. Giá lúa mì Nga vì thế cạnh tranh hơn rất nhiều, hiện ở mức 169 USD/tấn, thấp nhất trong vòng 6 năm qua.

Việc Nga chiếm ưu thế trên thị trường xuất khẩu đang buộc ngành sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là lúa mì, tại Mỹ và EU phải có sự điều chỉnh lớn. Theo báo cáo của công ty The Scoular, doanh nghiệp cung cấp hạt giống hàng đầu tại bang Kansas, thì diện tích trồng lúa mì ở Mỹ trong năm tới dự kiến sẽ tiếp tục giảmvà là mức thấp nhất kể từ năm 1919. Trong khi đó những nhà sản xuất EU đang có xu hướng chuyển sang trồng các giống lúa mì mới có chất lượng cao hơn để cạnh tranh với Nga. Tuy nhiên, theo đánh giá của một số nhà phân tích, sẽ rất khó để cạnh tranh với Nga về giá cả, do Nga sở hữu các lợi thế quan trọng về quy mô canh tác rất lớn vốn là điều kiện quan trọng nhất để giảm giá thành.

Tình trạng nóng lên toàn cầu cũng đang trở thành một điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nông nghiệp Nga. Nó sẽ góp phần mở rộng đáng kể diện tích trồng trọt của nước này ở các vùng có khí hậu lạnh. Theo đánh giá, Nga và Canada là hai trong số các quốc gia sẽ hưởng lợi nhất từ hiện tượng nóng lên toàn cầu, chủ yếu ở lĩnh vực tăng diện tích canh tác nông nghiệp. Với các điều kiện thuận lợi về diện tích rộng lớn, khí hậu thuận lợi, thì chỉ cần một chính sách phát triển phù hợp là đủ để Nga có thể trở thành một siêu cường về nông nghiệp và xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới. Đó làmột nguồn thu ổn định và có giá trị lớn hơn nhiều so với xuất khẩu dầu hay vũ khí.

Nhàn Đàm (theo Bloomberg)
Bài liên quan
Ukraine nghiên cứu mảnh vỡ tên lửa mới của Nga
Hãng Reuters đưa tin các nhà điều tra Ukraine đang nghiên cứu mảnh vỡ của tên lửa siêu thanh tầm trung Oreshnik mà Nga vừa sử dụng để không kích Dnipro tuần trước.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
5 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nước Nga trên con đường trở thành cường quốc nông nghiệp