Cựu Tổng giám đốc Ngân hàng Đông Á, ông Trần Phương Bình bị cáo buộc cho người thân đứng tên mua cổ phần tại ngân hàng này cũng như bán rẻ 50 triệu cổ phần cho Vũ "nhôm" với đơn giá 10.000 đồng.

Ông Trần Phương Bình lũng đoạn Ngân hàng Đông Á như thế nào?

Hạ Kỳ | 29/11/2018, 16:39

Cựu Tổng giám đốc Ngân hàng Đông Á, ông Trần Phương Bình bị cáo buộc cho người thân đứng tên mua cổ phần tại ngân hàng này cũng như bán rẻ 50 triệu cổ phần cho Vũ "nhôm" với đơn giá 10.000 đồng.

Hành trình từ giáo viên trở thành lãnh đạo Ngân hàng Đông Á của ông Trần Phương Bình

Trần Phương Bình khai mua giúp Vũ 'nhôm' 13,4 triệu USD vì 'cảm thấy tội lỗi'

Ngày 29.11, TAND TP.HCM tiếp tục phiên tòa xét xử ông Trần Phương Bình (59 tuổi, cựu Tổng giám đốc Ngân hàng Đông Á), Phan Văn Anh Vũ (Vũ "nhôm", 43 tuổi, giám đốc Công ty Bắc Nam 79) và 24 đồng phạm bước vào ngày thứ 3, tiếp tục phần xét hỏi.
Như đã được thông báo trước, phần xét hỏi này, Vũ "nhôm" và cựu Trưởng phòng quản lý tài sản nợ Ngân hàng Đông Á vẫn đang bị cách ly tại trại giam. Buổi làm việc, HĐXX tập trung làm rõ cáo buộc ông Bình và các nhân viên thực hiện nhiều sai phạm chiếm đoạt tiền của Ngân hàng Đông Á.
Tại phiên xử, đại diện VKSND TP.HCM hỏi vì sao ông Bình "cảm thấy có lỗi" với Phan Văn Anh Vũ trong việc mua giùm ông này 13,4 triệu USD. "Bản thân bị cáo nguyên là giáo viên nên luôn luôn thấy có lỗi với Vũ ở chỗ không thông báo đầy đủ cho Vũ về thực trạng hoạt động của ngân hàng. Đây là điều bị cáo thấy có lỗi rất nhiều với Vũ”, ông Bình nhỏ giọng trả lời.
Ông khai, tính đến năm 2014 đã bán 50 triệu cổ phần Ngân hàng Đông Á cho Công ty Bắc Nam 79 với giá 500 tỉđồng. Do không bán được giá cao nên chấp nhận bán lỗ cho Vũ Nhôm 10.000 đồng mỗi cổ phần. Cơ quan điều tra xác định toàn bộ tiền này được sử dụng cho Ngân hàng Đông Á, trong đó có một khoản thanh toán hồ sơ vay 60 tỉđồng để chống âm quỹ.
Trần Phương Bình và các đồng phạm tại phiên xử
Theo hồ sơ vụ án, từ năm 2007 đến 2014, cựu Tổng giám đốc Ngân hàng Đông Á Trần Phương bình đã chỉ đạo cấp dưới lập phiếu thu khống hơn 1.160 tỉ đồng mua 74 triệu cổ phần Ngân hàng Đông Á để đứng tên ông này và người thân.
Cụ thể, ông Cao Ngọc Liên (cha vợ ông Bình) mua 523.000 cổ phần với giá 31 tỉ đồng, vợ và 2 con gái ông Bình mua 2,2 triệu cổ phần với giá 132 tỉ đồng. Lý giải cho cáo buộc này, ông Bình cho rằng khi tăng vốn điều lệ, ông buộc phải âm thầm lấy tên vợ con mua lại số cố phần vì không ai chịu mua. Cựu Tổng giám đốc Ngân hàng Đông Á cho rằng bản thân làm vậy nhằm giữ sự tin tưởng của các đối tác.
Cựu Tổng giám đốc Ngân hàng Đông Á khẳng định người thân của ông không biết, không hưởng lợi, bởi tổng cộng 100 tỉ đồng cổ tức đều chuyển vào tài khoản của ông. Cựu Tổng giám đốc Ngân hàng Đông Á khẳng định bản thân ông không hề dùng thủ đoạn chi phối hoạt động của ngân hàng bởi tỷ lệ cổ phần ông nắm giữ chưa từng quá 20%.
"Bị cáo nghĩ phải nắm trên 30% cổ phần thì mới nắm quyền cao nhất. Bởi khi bỏ phiếu biểu quyết tại đại hội đồng cổ đông, người nào sở hữu trên 30% cổ phần thì có quyền ban hành nghị quyết", ông Bình nói.
Liên quan đến việc vợ con và bố vợ ông Bình mua lại cổ phần Ngân hàng Đông Á, bà Cao Ngọc Dung, vợ ông Bình,khai ông Bình tự ý lấy tên mình đứng tên mua cổ phần. Cơ quan điều tra đang làm rõ hành vi của họ ở giai đoạn hai của vụ án.
Trong vụ án này, ông Trần Phương Bình (cựu Tổng giám đốc, Phó chủ tịch HĐQT, Chủ tịch HĐTD Ngân hàng Đông Á) đã chỉ đạo cấp dưới xuất quỹ chi sai nguyên tắc 1.160 tỉđồng để mua 74,2 triệu cổ phần ngân hàng này, xuất quỹ 497,8 tỉ đồng để mua 13,9 triệu USD chuyển cho Vũ "nhôm" và mua cổ phần Ngân hàng Đông Á. Ông Bình cũng "rút ruột" 358,8 tỉ đồng của Ngân hàng Đông Á để sử dụng cá nhân.
Ngoài ra, ông Bình còn chỉ đạo cấp dưới xuất quỹ chi sai nguyên tắc 467,8 tỉ đồng để chi lãi ngoài; 53,3 tỉđồng để tất toán khoản vay của Nguyễn Hồng Ánh; tất toán khống 2,4 tỉ đồng khoản vay của Nghiêm Thị Hồng; thu khống 31,2 tỉ đồng thanh toán tiền hợp đồng mua trước quyền nhận tiền bán chứng khoán; xuất khẩu vàng trái phép gây thiệt hại 611,6 tỉ đồng, kinh doanh ngoại hối trái phép làm Ngân hàng Đông Á "bốc hơi" 384,8 tỉ đồng .
Hậu quả từ các hành vi trên đã khiến Ngân hàng Đông Á thiệt hại 3.608 tỉđồng, trong đó hành vi lạm dụng quyền hạn gây thất thoát 2.057 tỉ đồng và cố ý làm trái quy định của Nhà nước gây thiệt hại 1.551 tỉ đồng. Cựu Tổng giám đốc Ngân hàng Đông Á phải chịu trách nhiệm chính về số tiền 3.568 tỉ đồng.
Hạ Kỳ
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 3: Hiến kế phát triển nghề
Để nghề sản xuất muối vượt qua khó khăn, làm tiền đề để nâng cao đời sống và có nhiều hơn những hộ khá giàu, bà con diêm dân đã mạnh dạn hiến kế để chính quyền địa phương xem xét, lựa chọn kế sách phù hợp, từng bước đưa nghề muối ở Bạc Liêu phát triển bền vững, diêm dân sống được với nghề vốn được xem là truyền thống.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ông Trần Phương Bình lũng đoạn Ngân hàng Đông Á như thế nào?