Sau một thời gian miệt mài nghiên cứu, PGS.TS Bùi Hiền đã công bố phần nguyên âm (phần 2) trong bộ cải cách chữ tiếng Việt mới của mình khiến dư luận quan tâm.

PGS Bùi Hiền tiếp tục công bố phần 2 cải cách chữ viết theo kiểu rút gọn

Hải Yến | 26/12/2017, 14:53

Sau một thời gian miệt mài nghiên cứu, PGS.TS Bùi Hiền đã công bố phần nguyên âm (phần 2) trong bộ cải cách chữ tiếng Việt mới của mình khiến dư luận quan tâm.

Chia sẻ với phóng viên, PGS.TS Bùi Hiền khẳng định ông đã hoàn thành xong phần nguyên âm (phần 2) trong bộ cải cách chữ tiếng Việt của mình. PGS.TS Bùi Hiền khẳng định, công trình nghiên cứu đã hoàn thành trước dự định hơn 3 tháng (dự kiến tháng 3.2018 hoàn thành).

Khi được hỏi tại sao ông vẫn miệt mài nghiên cứu trước những phản ứng của dư luận, ông Hiền nói: “Tôi không quan tâm đến những lời nói miệt thị của dư luận. Tôi là nhà khoa học, tôi phải nghiên cứu. Những ý kiến ủng hộ, những phần mềm dịch chữ của tôi là động lực cho tôi làm việc, còn những ý kiến phản đối thì cũng coi như là sự chú ý của họ về những nghiên cứu của tôi”.

Theo PGS.TS Bùi Hiền, thông tin phần thứ nhất đã công bố mới chỉ đề cập cải tiến hệ thống phụ âm theonguyên tắc "mỗi chữ cái chỉ biểu đạt một âm vị và mỗi âm vị chỉ có một chữ cái biểu đạt". Trong phần thứ hai này, PGS Bùi Hiền cho biết hoàn thiện nghiên cứu về nguyên âm của tiếng Việt. Tác giả tìm cách phát hiện chính xác, đầy đủ hệ thống âm vị nguyên âm, từ đó chọn ra những chữ cái tương ứng với từng âm vị trên nguyên tắc "một âm vị - một chữ cái".

Nguyên tắc các nguyên âm trong nghiên cứu phần 2 của PGS.TS Bùi Hiền

Có hai vấn đề then chốt cần giải quyết dứt điểm là: Số lượng âm vị nguyên âm thực sự hiện có trong tiếng Việt và các chữ cái biểu đạt tương ứng; nguyên tắc tổ hợp các nguyên âm trong các âm tiết tiếng Việt.Sau khi xác định xong hai hệ thống âm vị nguyên âm và phụ âm mới, cần ghép chúng lại thành bảng âm vị cùng chữ cái biểu đạt thống nhất và hoàn chỉnh của tiếng Hà Nội. Bảng chữ cái đọc theo kiểu mới vẫn giữ nguyên trật tự a - b - c.

Những chữ cái in đậm để lưu ý rằng đó là những chữ đã mang giá trị âm vị mới (đọc kiểu cải tiến) thay cho những chữ cái đọc theo bảng chữ quốc ngữ cũ. Một số chữ cái sẽ hoàn toàn thay đổi về cách đọc như: c(chờ), f (phờ), j (jờ), k (cờ), q (thờ), w (ngờ), x (khờ), z (dờ).

Theo PGS.TS Bùi Hiền, cải tiến chữ quốc ngữ chỉ nhằm mục đích điều chỉnh bảng chữ cái hiện hành dựa trên hệ thống ngữ âm cho tiếng thủ đô Hà Nội, chứ không tác động vào hệ thống âm vị làm tiếng nói khác đi, dẫn đến ý nghĩa khác đi.PGS Bùi Hiền cho rằng đây là nghiên cứu, đề xuất khoa học cá nhân. Ở một thời điểm nào đó, nếu thấy đây là đề xuất hợp lý, cơ quan chức năng có thể xem xét sử dụng hay không. Cũng theo PGS Bùi Hiền ông đã mất 40 năm nghiên cứu công trình khoa học này.

Trước đó, đề xuất cải tiến chữ viết tiếng Việt được PGS.TS Bùi Hiền đưa ra tại hội thảo "Ngôn ngữ ở Việt Nam: Hội nhập và phát triển", do Hội Ngôn ngữ học Việt Nam và ĐH Quy Nhơn tổ chức tại Quy Nhơn hồi tháng 9.2017.

Về đề xuất cải tiến chữ viết của PGS.TS. Bùi Hiền, đại diện Bộ GD-ĐT khẳng định trân trọng tất cả các công trình nghiên cứu và đề xuất nghiêm túc của các nhà khoa học. Tuy nhiên, để đưa một đề xuất liên quan đến vấn đề cải tiến chữ viết của ngôn ngữ quốc gia vào thực tế, cần có sự thẩm định của các chuyên gia, ý kiến của các tầng lớp nhân dân và sự xem xét, quyết định của Quốc hội, Chính phủ. Bộ GD-ĐT không đủ thẩm quyền và không có dự kiến áp dụng bất cứ một phương án nào về cải tiến chữ viết quốc gia trong giai đoạn hiện nay.

Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ ngày 1.12.2017 vừa qua, Bộ trưởng Bộ GD-ĐTPhùng Xuân Nhạ một lần nữa khẳng định, Bộsẽ không sử dụng đề xuất cải tiến chữ quốc ngữ của PGS.TS Bùi Hiền - nguyên Phó hiệu trưởng Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội đưa ra vào tháng 9 vừa qua tại hội thảo "Ngôn ngữ ở Việt Nam: Hội nhập và Phát triển". Theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, trước đây có một số nhà khoa học đã đề xuất cải tiến Tiếng Việt, tuy nhiên, việc này là không thể vì rất tốt kém, nhưng lại không có tác động lớn.

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cũng nhấn mạnh, Chính phủ và Bộ Giáo dục và Đào tạo chưa có chủ trương cải tiến chữ quốc ngữ, qua đó chấm dứt những tranh luận xung quanh chủ đề này.

Tin, ảnh: Dạ Thảo
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
2 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
PGS Bùi Hiền tiếp tục công bố phần 2 cải cách chữ viết theo kiểu rút gọn