Trước việc tỉnh Quảng Ngãi đồng ý cho doanh nghiệp Nhật Bản vào trồng tỏi voi tại huyện Lý Sơn, dư luận lo lắng tỏi Lý Sơn sẽ bị lấn át và mất thương hiệu ngay trên chính mảnh đất mình. Một Thế Giới đã có cuộc phỏng vấn với ông Đặng Văn Minh, Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Quảng Ngãi.
Ông Đặng Văn Minh, Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Quảng Ngãi - Ảnh: D.X
>> Nghiên cứu trồng tỏi voi Nhật Bản ở đảo Lý Sơn
- Phóng viên báo Một Thế Giới: Thưa ông, dư luận đang lo ngại là tại sao tỏi Lý Sơn là thương hiệu độc nhất cả nước mà tỉnh không phát triển nhưng lại đang cho một doanh nghiệp Nhật Bản khảo sát, tiến tới đưa thương hiệu tỏi voi của họ về trồng và cạnh tranh ngay trên huyện Lý Sơn?
Ông Đặng Văn Minh: Mình không có sợ gì hết. Ai làm tốt thì cho làm, cho dù nước ngoài hay trong nước, miễn sao hiệu quả kinh tế mang lại cho người dân cao nhất, và có thị trường đầu ra, bao tiêu sản phẩm ổn định hơn. Còn mình không thể bảo hộ độc quyền tỏi Lý Sơn, vàkhông nên vì thương hiệu đó mà mình giữ mãi không cho người khác vào.
- Nhiều ý kiến lo lắngngười Nhật làm tốt sẽ lấn át thương hiệu Lý Sơn?
Cái đó chấp nhận luôn. Tôi đã báo cáo với Bí thư, Chủ tịch tỉnh, doanh nghiệp nào làm tốt và mang lại hiệu quả cho người dân trên giá trị canh tác trên một thửa đất cao và phát triển bền vững thì cho người ta làm, chứ không vì bảo hộ mà làm cho ngành nông nghiệp mình èo uột mãi.
- Mình có sợ mất thương hiệu tỏi Lý Sơn không?
Hai thương hiệu đó cạnh tranh nhau. Tỏi Lý Sơn là tỏi Lý Sơn, tỏi Nhật Bản là Nhật Bản. Anh làm kém,mất thương hiệuthì anh ráng chịu.
Đặc sản thì đặc sản, chứ không phải dùng cái mác đặc sản đó mà bảo hộ không lành mạnh.Bây giờ cứ có cái gì đột phá, tiến bộ hơn lại sợ bị cạnh tranh và thủ tiêu cái cũ đi thì đó là quan điểm lỗi thời và lạc hậu rồi. Chính vì thế, cạnh tranh sẽ nâng thương hiệu tỏi Lý Sơn lên. Không phải đưa thương hiệu tỏi Nhật Bản vào là giải thể thương hiệu tỏi Lý Sơn.
Thương hiệu thì vẫn giữ thương hiệu, nhưng anh làm không tốt thì anh mất. Mất hay còn là do doanh nghiệp làm không hiệu quả, là do doanh nghiệp quyết định chứ không phải là nhà nước bảo hộ, không ai cho phép anh trong cơ chế thị trường này làm việc đó.
- Vậy định hướng của tỉnh như thế nào?
Doanh nghiệp họ mới qua đặt vấn đềkhảo sát, đánh giá và đặt vấn đề với tỉnh. Còn nhiều vấn đề lắm. Không những Lý Sơn mà còn nhiều nơi khác của Quảng Ngãi.
- Tại sao không giới thiệucho họ chỗ khác,còn để Lý Sơn sẽ chỉ phát triển tỏi Lý Sơn?
Đầu tư ở đâu là do doanh nghiệp chứ chính quyền không quyết định việc đó. Ví dụ chính quyền thấy doanh nghiệp đầu tư ở Lý Sơn, nơi nào mà người dân hợp tác với anh thì người ta làm, còn nơi nào người dân không hợp tác thì người ta tự trồng tỏi Lý Sơn là việc của người dân.
- Quỹ đất Lý Sơn hiện rất ít, mà mình cho đầu tư phát triển nông nghiệp thì sao?
Cho chủ trương đầu tư là việc khác, còn việc cân nhắc họ đầu tư như thế nào, bao nhiêu hecta, phương thức thế nào, hợp tác với dân thế nào...là chuyện khác, đâymới là người ta đặt vấn đề khảo sát.
Quan điểm ở đây là cho nhà đầu tư đồng hành. Ví dụ người nông dân Lý Sơn có 1 ha đất, thì doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tỏi voi nếu thu hoạch 1 năm lợi nhuận cao hơn trồng tỏi Lý Sơn thì người ta có quyền lựa chọn.
Lê Đình Dũng (thực hiện)