Phó thủ tướng Vương Đình Huệ đã nói thẳng như vậy trong cuộc làm việc với Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) ngày 16.8.
Phát biểu tại buổi làm việc, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết Việt Nam đã có Chiến lược thống kê, Luật Thống kê (sửa đổi) và thống kê là công cụ quản lý vĩ mô rất quan trọng, giúp Chính phủ, các tổ chức đo lường, đánh giá, dự báo, phân tích và lập kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, chiến lược phát triển kinh tế-xã hội, đo lường và đánh giá hiệu quả nền kinh tế.
“Đây là ngành quan trọng để kiểm tra, giám sát nền kinh tế”, Phó thủ tướng cho biết.
Dù vậy, tại cuộc làm việc, có không ít cán bộ làm công tácthống kê nêura những vất vả, khó khăn trong công tác nàyhiện nay.
Bà Lê Minh Thùy- Vụ trưởng Vụ Thống kê thương mại vàdịch vụ (Tổng cục Thống kê) thắng thắn thừa nhậntrong công tác thống kế có hiện tượng che giấu, không muốn khai thật số liệụ. Do đó,để có được số liệu, thông tin chính xác, cán bộ thống kê khá vất vả.
Nêu ví dụ cho nhận định này của bà Thùy, ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê chỉ ra Bộ Tài nguyên vàMôi trường nhiều khi không hợp tác với Tổng cục Thống kê trong cung cấp số liệu quản lý, gây khó khăn cho công tác thống kê, và cán bộ thống kê cũng rất vất vả, công tác báo cáo lên Trung ương bị chậm.“Có nhiều cuộc họp chúng tôi mời đích danh hoặc đại diện Bộ Tài nguyên -Môi trường tới nhưng chưa bao giờ họ có mặt” – ông Lâm nói.
Đồng tình với nhận định này, ông Nguyễn Huy Lương - Cục trưởng Thống kê tỉnh Phú Thọ còn kể thêm nhiều nỗi khổ, thậm chí nguy hiểm của cán bộ thống kê. Đó là việc cán bộ thống kê bị phân biệt đối xử, rồi bịcô lập, phải trả giá, chịu nhiều áp lực khi công bố những số liệu thật.
Ghi nhận những khó khăn của ngành,Phó thủ tướng Vương Đình Huệnhấn mạnhngành thống kê trong mọi thời kỳ phải phấn đấu nâng cao chất lượng và độ tin cậy của chỉ tiêu thống kê và coi đây là công việc có tính chất quyết định tới vai trò của ngành đối với xã hội và nền kinh tế.
“Không có thông tin thì không thể ra quyết định được”, Phó thủ tướng nói.
Tuy nhiên, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ cũng yêu cầu làm rõ hơn nữa về hoạt động chuyên môn thống kê như phạm vi thống kê ở các lĩnh vực phi chính thức, các số liệu về lao động, việc làm, thất nghiệp… góp phần đánh giá rõ hơn các khu vực kinh tế.
Phó thủ tướng cũng nêu lên những bất cập trong số liệu thống kê vừa qua, ví dụ Bộ Nông nghiệp -Phát triển nông thôn cho biết xuất khẩu 200.000 tấn thịt lợn qua biên giới nhưng Bộ Công Thương thì báo cáo xuất được 300.000 tấn.“Điều này khiến Chính phủ điều hành mà không biết đâumà lần”, Phó thủ tướng nói và đề nghị ngành phải giải đáp vấn đề này.
Phó thủ tướng cũng đặt ra việc Tổng cục Thống kê thực hiện việc tính toán và công bố chỉ số GRDP cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương từ năm 2017 thì vai trò của các Cục Thống kê địa phương được nhìn nhận ra sao cũng như chất lượng, giá trị của số liệu này khi thực hiện.
Về việc nâng cao giá trị gia tăng của số liệu thống kê, Phó thủ tướng cho rằng chiến lược phát triển của ngành đã nêu ra rồi nhưng phải tổ chức thực hiện cho hiệu quả. Ông chỉra vấn đề: Việt Nam gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) được 6 tháng nhưng số liệu thống kê vềquan hệ thương mại giữa Việt Nam với các nước trong khu vực như thế nào mà chưa có.
Theo đó, Phó thủ tướng “đặt hàng” Tổng cục Thống kê phải báo cáo số liệu này phục vụ cho cuộc họp với Ban Chỉ đạo hội nhập kinh tế thế giới vào ngày 18.8tới tại Hà Nội.
Về chỉ tiêu kinh tế-xã hội vùng lãnh thổ, vùng kinh tế (cả nước đang có 6 vùng kinh tế-xã hội và 4 vùng kinh tế động lực), Phó thủ tướng cho rằng Việt Nam không có hệ thống thông tin vùng nhưng sự tồn tại của các vùng kinh tế này như một thực thể mà chúng ta không có số liệu thông tin thống kê của vùng nên việc kiểm tra, giám sát, lập quy hoạch là rất khó khăn.
“Không phải là việc thành lập một cấp thống kê vùng mà phải chiết xuất thông tin ra mà làm”, Phó thủ tướng đặt vấn đề với Tổng cục Thống kê.
Trí Lâm