Mười tám tháng sau khi xảy ra chiến tranh Nga - Ukraine, các nước phương Tây vẫn chưa thuyết phục được các nước đang phát triển ủng hộ Kyiv.

Phương Tây thất bại trong việc lôi kéo đồng minh của Nga về phía Ukraine?

Hoàng Vũ (theo Wall Street Journal) | 14/09/2023, 17:48

Mười tám tháng sau khi xảy ra chiến tranh Nga - Ukraine, các nước phương Tây vẫn chưa thuyết phục được các nước đang phát triển ủng hộ Kyiv.

Châu Âu, Ukraine và Mỹ đã tổ chức thành công một số cuộc bỏ phiếu của Liên Hợp Quốc để lên án cuộc hành động Nga. Trong những tháng gần đây, phương Tây cũng đã bắt đầu đàm phán với hàng chục quốc gia về một giải pháp hòa bình công bằng cho Ukraine.

brics.png
Lãnh đạo Brazil, Trung Quốc, Nam Phi và Ấn Độ cùng Ngoại trưởng Nga tham dự hội nghị thượng đỉnh BRICS ở Johannesburg (Nam Phi) vào tháng trước - Ảnh: AFP

Tuy nhiên, nhiều nền kinh tế mới nổi lớn nhất - bao gồm Ấn Độ, Brazil và Nam Phi - vẫn giữ thái độ trung lập trong cuộc chiến. Tại cuộc họp của các nhà lãnh đạo thế giới vào tuần tới tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, các nước đang phát triển dường như mong muốn chuyển trọng tâm toàn cầu từ xung đột tại Ukraine sang các ưu tiên của họ: bất bình đẳng toàn cầu và giảm nợ.

Trong bối cảnh cuộc chiến có nguy cơ rơi vào bế tắc và tác động lan tỏa về kinh tế của cuộc xung đột vẫn đang là vấn đề nhức nhối cho các nước đang phát triển, những nỗ lực của phương Tây nhằm tạo ra sự đồng thuận quốc tế về các điều khoản hòa bình có lợi cho Ukraine chỉ đạt được tiến bộ không đáng kể.

Chuyên gia Richard Gowan tại Crisis Group - một tổ chức ngăn chặn xung đột quốc tế, cho biết: “Tôi không nghĩ đây là tình huống dễ dàng. Rất nhiều quốc gia không thuộc phương Tây tiếp tục cố gắng tạo dựng mối quan hệ tam giác giữa Ukraine và Nga”.

Các nhà ngoại giao Mỹ và châu Âu cho rằng họ đã đạt được một số thành công đáng kể trong chính sách ngoại giao toàn cầu đối với Ukraine. Họ chỉ ra những chiến thắng lớn trong các cuộc bỏ phiếu của Liên Hợp Quốc lên án cuộc chiến, kêu gọi quân Nga rút quân và chỉ trích quyết định đơn phương sáp nhập các vùng đất của Ukraine vào tháng 10 năm ngoái của Moscow.

Nhưng trong những tháng gần đây, các nhà ngoại giao và quan sát viên cho biết, thiện chí quốc tế chỉ trích Nga một cách công khai đã giảm đi. Một số quốc gia mới nổi đã phản đối lời kêu gọi từ Ukraine và những nước ủng hộ nước này về việc yêu cầu Nga bồi thường thiệt hại chiến tranh và thành lập tòa án quốc tế nhắm vào giới lãnh đạo Nga.

Trọng tâm lớn dành cho các nước đang phát triển tại cuộc họp của Liên Hợp Quốc sắp tới sẽ thúc ép các nước phương Tây đáp ứng các cam kết năm 2030 của họ về phát triển bền vững cho các nước nghèo hơn trên thế giới.

Rất ít quốc gia đang phát triển tham gia các biện pháp trừng phạt của phương Tây chống lại Nga. Việc Nga lách các biện pháp trừng phạt của phương Tây thông qua các nước thứ ba trung lập vẫn là một thách thức lớn đối với Washington và các đồng minh.

Ai Cập, Ả Rập Saudi và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất nằm trong số sáu quốc gia được mời tham gia nhóm BRICS, dẫn đầu là Nga và Trung Quốc. Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva thậm chí chỉ trích cách tiếp cận cuộc chiến của phương Tây. Washington đã phản ứng gay gắt sau khi ông Silva cáo buộc Mỹ “khuyến khích chiến tranh” bằng cách gửi vũ khí tới Ukraine.

Ukraine và các nước ủng hộ phương Tây thích nghi với thách thức

Ukraine đang tìm cách kêu gọi các nước châu Phi, vùng Vịnh và châu Á đứng về phía mình. Ngoài ra, Kyiv đang tích cực làm việc các đồng minh châu Âu nhằm tìm kiếm điểm chung giữa các nước phương Tây và các nước lớn mới nổi về những điều kiện để có được một nền hòa bình công bằng cho Ukraine. Nhiều cuộc thảo luận kín đã cho phép bên tham gia đề cập các khía cạnh cụ thể của cuộc chiến mà không bị ép phải lên án Moscow một cách công khai.

Tại cuộc họp ở Jeddah, Ả Rập Saudi vào tháng trước, hơn 40 quốc gia đã tham gia, trong đó có Trung Quốc. Các cuộc thảo luận giữa các quan chức cấp cao có thể tiếp tục ở New York vào tuần tới. Kiev hy vọng các cuộc thảo luận sẽ dẫn đến một hội nghị thượng đỉnh hòa bình trước cuối năm nay.

Ông Gowan của Crisis Group nhận định, mặc dù kết quả của cuộc chiến phần lớn sẽ được quyết định trên chiến trường, song sự kiện tại Jeddah có thể mang lại ý nghĩa quan trọng.

“Mỹ và các đồng minh đã chấp nhận rằng họ sẽ không hoàn toàn thuyết phục được một số cường quốc lớn ngoài phương Tây ủng hộ Ukraine. Nhưng quan điểm quốc tế về việc chiến tranh sẽ kết thúc như thế nào… có thể giúp định hình bất kỳ giải pháp nào cuối cùng có được”, ông nói.

Bài liên quan
Nga và Iran tăng cường hợp tác quốc phòng
Reuters đưa tin ngày 17.1, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Iran Masoud Pezeshkian vừa ký kết thỏa thuận thiết lập quan hệ đối tác chiến lược kéo dài 20 năm, qua đó tăng cường hợp tác quốc phòng giữa hai nước.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp đoàn kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình 'Xuân quê hương 2025'
3 giờ trước Sự kiện
Chiều 19.1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp đoàn 100 kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình "Xuân quê hương 2025" do Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao tổ chức.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Phương Tây thất bại trong việc lôi kéo đồng minh của Nga về phía Ukraine?