Báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) ngày 8.8 đưa tin lãnh đạo Văn phòng liên lạc ở Hồng Kông và Macao (HKMAO) của Trung Quốc cảnh cáo rằng quân đội nước này (PLA) có thể được triển khai để chấm dứt những cuộc biểu tình chống chính quyền tại Hồng Kông.
Tại một hội thảo với 500 nhà lãnh đạo doanh nghiệp và chính khách thân Bắc Kinh hôm 7.8 tại Thâm Quyến (sát Hồng Kông), Trưởng HKMAO Vương Chí Dân nói những cuộc biểu tình ồ ạt tại đặc khu hành chính Hồng Kông (Trung Quốc) “mang những đặc trưng rõ ràng của một cuộc cách mạng màu” từng xảy raở Đông Âu hồi đầu những năm 2000, đồng thời cảnh cáo đây là cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất kể từ khi Anh trao trả nhượng địa Hồng Kông cho Trung Quốc hồi năm 1997.
Ông Vương tuyên bố Bắc Kinh sẽ không chấp nhận các yêu sách của người biểu tình, nhấn mạnh điều ưu tiên là chấm dứt các cuộc biểu tình hỗn loạn và bạo lực, vốn bắt đầu từ ngày 9.6 để phản đối chính quyền đặc khu dự tính ban hành luật dẫn độ tội phạm Hồng Kông về Hoa lục xét xử,và mở đường cho việc tài sản của họ bị kê biên. Người biểu tình sợ nghi phạm sẽ đối mặt với các vụ xét xử không công bằng hoặc bị tra tấn.
Ông Vương cũng để ngỏ khả năng chính quyền đặc khu lập một ủy ban điều tra toàn bộ quá trình xem xét dự luật trên, nhằm đáp ứng các kêu gọi của cư dân thành phố, nhưng với điều kiện các cuộc biểu tình phải kết thúc.
Phe biểu tình đã nêu rõ 5 yêu cầu mà cho đến nay chính quyền đặc khu chưa chấp thuận: Rút bỏ hoàn toàn dự luật dẫn độ;Mở cuộc điều tra độc lập quá trình xem xét dự luật;Điều tra các cáo buộc cảnh sát quá mạnh tay trấn áp người biểu tình;Trả tự do cho người bị bắt, rút bỏ hoàn toàn việc gọi các cuộc biểu tình là “bạoloạn”;Lập quytrình cải cách chính trị cho thành phố.
Ông Vương tuyên bố: “Trọng trách lúc này là chấm dứt bạo lực, hỗn loạn và phục hồi trật tự trị an, bảo vệ đất nước và không để Hồng Kông chìm xuống vực thẳm”, đồng thời kêu gọi các đồng minh của Đặc khu trưởng Lâm Trịnh Nguyệt Nga góp phần phục hồi sự thịnh vượng và ổn định của thành phố.
Ông này còn cảnh báo cuộc khủng hoảng là “trận đấu sinh tử” đặt tương lai Hồng Kông vào vòng nguy hiểm.và tuyên bố Bắc Kinh hoàn toàn ủng hộ các lãnh đạo chính quyền và cảnh sát Hồng Kông, nóisự ủng hộ này là thiết yếu để phục hồi trật tự.
Ông Vương nói các cuộc biểu tình “ngày càng bạo lực và tác động mạnh đến xã hội”, các quan chức ở Bắc Kinh “đặc biệt quan ngại” và đang xem xét tình hình trước khi có giải pháp xử lý.
Ông Vương cảnh cáo nếu cuộc khủng hoảng leo thang, vượt quá tầm kiểm soát của chính quyền đặc khu, Bắc Kinh sẽ không ngồi yên. PLA có thể được triển khai để khôi phục trật tự trị an, đồng thờiluật pháp quốc gia cũng có thể được áp dụng nếu xảy ra tình trạng khẩn cấp. Ông nói: “Theo Luật Cơ bản, Bắc Kinh có đủ các giải pháp và sức mạnh cần thiết để lập tức xử lý bất kỳ sự bất ổn nào”.
Ông Vương Chí Dân đến dự hội thảo ở Thâm Quyến - Ảnh: SCMP
Những đồn đoán PLA sẽ được triển khai càng tăng, sau khi các quan chức Bắc Kinh viện dẫn một điều khoản trong Luật Cơ bản cho phép đơn vị PLA đồn trú ở Hồng Kông giúp “duy trì trị an” theo đề nghị của chính quyền đặc khu.
Chính quyền Hồng Kông nói chưa cần thiết phải nhờ quân PLA hoặc công an Trung Quốc đến giúp. Các nhà quan sát nói Bắc Kinh sẽ chờ cuộc biểu tình xẹp đi, hy vọngbạo lực gia tăng và những bất tiện nảy sinh sẽ khiến dư luận Hồng Kông quay ra phản đối người biểu tình.
Hồng Kông được trả về Trung Quốc theo công thức “Một quốc gia, hai chế độ”, qua đó thành phố này thụ hưởng các quyền tự do chính trị, kinh tế và dân sự, nhưng người dân ngày càng cảm thấy Bắc Kinh tăng cường tước bỏ các quyềnnày của họ.
Hiện Trung Quốc chưa can thiệp vào tình hình Hồng Kông, dù thông qua các tuyên bố và bài xã luận, các quan chức lên án người biểu tình và nhữngnhà tổ chức là “tội phạm”, “lũ hề” hoặc “bạo lực cực đoan”, đồng thời lên án các chính khách Mỹ, Đài Loan và các nước khác xúi giục họ.
Các chính khách thân Bắc Kinh nói ông Vương đã trình bày rõ quan điểm, rằng Bắc Kinh có quyền can thiệp nếu cần thiết,và thành phố sẽ chịu tổn thất nặng nếu các cuộc biểu tình kéo dài và có nguy cơ phá hoại dịp mừng 70 năm ngày thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa vào tháng 10 tới. Họ tin tưởng sự hỗn loạn sẽ kết thúc trong tháng 9, nhưng càng sớmcàng tốt, và nói các cuộc biểu tình đã khiến lực lượng cảnh sát đặc khu xuống tinh thần.
Theo SCMP, khi các chính khách thân Bắc Kinh tham dự hội thảo, bà Lâm tiếp tục tránh các cuộc xuất hiện trước công chúng, nhưng vị đặc khu trưởnglặng lẽ thực hiện chuyến thăm động viên một đồn cảnh sát, nơi đã bị người biểu tình xịt hơi cay hôm 5.8.
Ngày 7.8, bà Lâm tái xuất hiện, dự lễ khai trương một cuộc triển lãm nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Văn phòng phát tuyên bố của bà: “Vài tháng qua, điều kiện xã hội Hồng Kông cực kỳ bất an. Chính quyền đặc khu chắc chắn sẽ cùng tất cả quývị bình tĩnh xử lý tình hình, phục hồi trật tự, bảo đảm thượng tôn pháp luật”.
Các nghị sĩ ủng hộ dân chủ tiếp tục chỉ trích cách xử lý tình hình của bà Lâm. Bà Claudia Mo nói vị đặc khu trưởng cùng Bắc Kinh đang sử dụng một chiến lược hai hướng là dùng cảnh sát đàn áp người biểu tình, đồng thời quychụp người biểu tình “âm mưu phá hoại mô hình “Một quốc gia, hai chế độ”. Bà Mo nói: “Chúng tôi biết chính quyền đặc khu đã trở nên hoàn toàn không thể tin đượcvà đó là điều quá buồn cho Hồng Kông”.
Mỹ Trinh (theo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng)