Theo một chuyên gia Nga, vấn đề CHDCND Triều Tiên sở hữu vũ khí hạt nhân chỉ là bề nổi, quan hệ Trung Quốc-Hàn Quốc căng thẳng chính vì bản chất quan hệ song phương đã thay đổi.

Quan hệ Trung-Hàn căng thẳng không chỉ vì THAAD

Cẩm Bình | 09/10/2017, 16:50

Theo một chuyên gia Nga, vấn đề CHDCND Triều Tiên sở hữu vũ khí hạt nhân chỉ là bề nổi, quan hệ Trung Quốc-Hàn Quốc căng thẳng chính vì bản chất quan hệ song phương đã thay đổi.

Báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) dẫn lời chuyên gia Ivan Tselichtchev thuộc Đại học quản trị Niigata (Nhật Bản):Dưới tác động của các lệnh hạn chế du lịch mà Trung Quốc áp đặt cho các đơn vị du lịchnhằm phản đối Hàn Quốc cho Mỹ dàn hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD), đảo Jeju- “Hawaii của Hàn Quốc”- đã trở thành “thị trấn ma” trong kì nghỉ lễ quốc khánh Trung Quốc kéo dài 8 ngày vừa qua.

Tại Jeju, cửa hàng, nơi ăn uống và đường phố gần như không một bóng người. Trước đây, khách du lịch Trung Quốc từng chiếm đến 90% tổng lượng du khách đến đây.

Theo chuyên gia Tselichtchev, vấn đề của Jeju đã phản ánh rõ tình trạng căng thẳng giữa Trung Quốc và Hàn Quốc hiện naykhi mà hai nước vừa kỉ niệm 25 năm thiết lập quan hệ vào tháng 8 trước.

Ông Tselichtchev cũng cho biết không khí lần kỉ niệm này rất ảm đạm: không có hoạt động chung nào được tổ chức, quan chức Trung Quốc cấp cao nhất đến dự lễ kỉ niệm là Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, các phương tiện truyền thông Trung Quốc gần như không hề đưa tin.

5 năm trước, kỉ niệm 20 năm lập quan hệ ngoại giao Trung - Hàn được tổ chức rất long trọng. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cùng Ngoại trưởng lúc đó là Dương Khiết Trì đã đến Đại sứ quán Hàn Quốc tại Bắc Kinh tham dự lễ kỉ niệm.

Ngoài ra, khác với phát biểu tập trung vào thành tựu và triển vọng phát triển quan hệ song phương của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in, ông Tập tuy thể hiện thái độ không hài lòng với Hàn Quốc về vụ dàn THAAD, bằng phát biểu “sẵn sàng giải quyết những khác biệt giữa hai nước”.

Công tác triển khai THAAD đến Hàn Quốc được bắt đầu từ tháng 7.2016. đến tháng 4.2017 thì Mỹ đặt2 dàn đầu tiên. Vài tháng qua, Hàn Quốc cho Mỹ dàn tiếp 4 THAAD, sau khi Triều Tiên thử tên lửa.Trung Quốc luôn phản đối với lý do THAAD có thể được dùng để dothám chương trình tên lửa của nước này.

Bắc Kinh sau đó đã có hàng loạt hành động trả đũa khiến du khách đến Hàn cũng như doanh thu của các doanh nghiệp Hàn giảm mạnh.

Bên cạnh tập đoàn Lotte bị tẩy chay, doanh thu của hai hãng Hyundai và Kia Motors đã giảm đến một nửa. Không ít doanh nghiệp Hàn Quốc vừa và nhỏ đều chuẩn bị rút khỏi thị trường Trung Quốc.

Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối THAAD tại Hàn Quốc- Ảnh: SCMP

Quan hệ tốt đẹp trong 25 năm qua

Chuyên gia Tselichtchev cho rằng hiện tại đang là thời điểm khó khăn nhất của quan hệ Trung- Hàn kể từ khi hai nước lập quan hệ ngoại giao năm 1992.

Từ đó đến nay hai nước đã trải qua “tuần trăng mật” về kinh tế và địa chính trị. Cùng với phát triển quan hệ kinh tế, chính quyền Seoul chuyển từ thế dựa hoàn toàn vào Mỹ sang cân bằng Mỹ-Trung.

Ngoài ra, những bất đồng với Nhật Bản quanh vấn đề lịch sử, vấn đề nô lệ tình dục thời chiến và vấn đề tranh chấp lãnh thổ cũng khiến Hàn-Trung đến gần nhau hơn, ông Tselichtchev chia sẻ.

Trong 25 năm qua, mối liên kết kinh tế vững chắc đã khiến quan hệ Trung- Hàn trở thành một trong những mối quan hệ song phương quan trọng nhất của châu Á và thế giới. Năm 2015, kim ngạch thương mại song phương Trung- Hàn đã đạt tới 227,4 tỉUSD.

Hàn Quốc là nước xuất khẩu số 1 của Trung Quốc, hàng hóa Hàn Quốc chiếm hơn 1/10 tổngnhập khẩu của Trung Quốc. Chiều ngược lại, hàng Trung Quốc chiếm 1/5 tổng nhập khẩu của Hàn Quốc, bằng tổng tỉ lệ của Mỹ và của Nhật Bản.

Gần gũi về địa lý là một trong những yếu tố quan trọng giúp quan hệ kinh tế Trung-Hàn phát triển vượt bậc. Doanh nghiệp Hàn Quốc đã cung cấp nguyên vật liệu, thiết bị và linh kiện cho nhiều ngành công nghiệp của Trung Quốc.

Đặc biệt hợp tác trong ngành công nghiệp ô tô đã phát triển mạnh ngay từ đầu những năm 1990, giúp hai nước cùng lúc giảm tình trạng phụ thuộc vào ô tô nhập khẩu từ Nhật Bản.

Thậm chí nhiều người Trung Quốc còn xem Hàn Quốc là mô hình để học hỏi: một quốc gia vươn lên từ nghèo khó. Nhiều sản phẩm Hàn Quốc từ đồ điện tử, đồ thời trang, mỹ phẩm đến âm nhạc và phim ảnh và nhiều sản phẩm nội dung khác đều rất quen thuộc với người Trung Quốc, đặc biệt là với thế hệ trẻ.

Tháng 12.2015, hai bên kí kết Hiệp định Thương mại tự do cam kết xóa bỏ thuế quan với 90% hàng hóa giao thương giữa hai nước trong vòng 20 năm.

Nhưng nay đã khác

Tuy nhiên chuyên gia Tselichtchev cho biết mối quan hệ kinh tế Trung-Hàn theo hướng bổ sung cho nhau nay đã kết thúc mà thay vào đó là quan hệ cạnh tranh. Hiện những doanh nghiệp Trung Quốc đang cạnh tranh với đối thủ bên phía Hàn Quốc ngay cả trong những ngành mà Hàn Quốc từng giữ thế thống trị.

Cụ thể, số lượng nhà cung cấp củaTrung Quốc ngày càng đông đang tạo ra áp lực cạnh tranh lớn chưa từng có với các công ty Hàn. Thị phần toàn cầu của những hãng điện tử Trung Quốc khổng lồ như Huawei, Haier đang gia tăng đáng kể, cạnh tranh khốc liệt với các “ông lớn” Hàn Quốc như Samsung, LG.

Từ công nghiệp ô tô, đóng tàu đến hóa chất, bất cứ ngành nào mà Hàn Quốc từng có lợi thế thì nay đều bị Trung Quốc cạnh tranh.

Ông Tselichtchev nhận định đây mới chính là điều tạo ra bối cảnh trong quan hệ song phương, bên cạnh vấn đề Triều Tiên.

Theo ông Tselichtchev, mối đe dọa từ Triều Tiên đã và đang chia rẽ châu Á và mối quan hệ Trung- Hàn ngày càng xấu đi là biểu hiện của sự chia rẽ này. Tuy nhiên, vấn đề Triều Tiên chỉ là bề nổi còn vấn đề sâu xa hơn chính là bản chất của quan hệ kinh tế giữa hai nước nay đã thay đổi.

Cẩm Bình (theo SCMP)
Bài liên quan
Nhà đàm phán thương mại hàng đầu Trung Quốc gặp Nvidia khi rộ tin Mỹ sắp trừng phạt thêm 200 công ty chip
Nhà đàm phán thương mại hàng đầu Trung Quốc đã gặp người đứng đầu bộ phận kinh doanh toàn cầu của Nvidia hôm 25.11, trước khi Mỹ dự kiến ​​sẽ gia tăng các hạn chế với ngành công nghiệp bán dẫn Trung Quốc, có thể diễn ra sớm nhất là trong tuần này.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
6 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Quan hệ Trung-Hàn căng thẳng không chỉ vì THAAD