Các Đại biểu Quốc hội đều cho rằng, cần phải có những cải cách nhiều mặt về chất lượng ĐBQH, cơ chế hoạt động, phối hợp giữa các cơ quan Quốc hội, các tổ chức CT-XH, về chất lượng xây dựng luật…



Quốc hội còn nặng nợ với cử tri

Trí Lâm | 28/03/2016, 16:12

Các Đại biểu Quốc hội đều cho rằng, cần phải có những cải cách nhiều mặt về chất lượng ĐBQH, cơ chế hoạt động, phối hợp giữa các cơ quan Quốc hội, các tổ chức CT-XH, về chất lượng xây dựng luật…



Trong phiên thảo luận sáng 28.3 tại nghị trường, có 26 ý kiến góp ý, thảo luận của đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tại hội trường đối với dự thảo Báo cáo công tác nhiệm kỳ của Quốc hội khóa XIII (2011-2016).

Quốc hội "nặng nợ với cử tri"

Đại biểu đoàn Sóc Trăng - Trần Khắc Tâmcho rằng nhiệm kỳ qua còn không ít vấn đề Quốc hội, ĐBQHchưa đáp ứng hết được những mong mỏi của cử tri, chưa tạo được cơ chế bứt phá để đất nước tiến nhanh "bằng bạn, bằng bè"...

Đại biểu Tâmcho rằng, nhiệm vụ căn bản nhất, cấp bách nhất của nhiệm kỳ tới là thực hiện cải cách bộ máy. Đất nước ta sớm khắc phục được tồn tại, hạn chế hay không? Có hội nhập thành công hay không? Có phát triển bền vững hay không ?...phụ thuộc vào việc chúng ta có thể chế tốt và có bộ máy chỉ đạo, điều hành đủ tâm, đủ tầm hay không.

"Một bộ máy còn những chỗ chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ thì bộ máy ấy sẽ còn tình trạng dẫm chân lên nhau, khó đạt hiệu năng, hiệu quả cao nhất. Một hệ thống chính trị và một bộ máy cồng kềnh, đồ sộ, không tinh giản được biên chế thì sẽ không tiến hành cải cách được chế độ tiền lương, khó chống được tình trạng tham nhũng, cửa quyền" - ông Tâm nói.

Đại biểu Huỳnh Nghĩa(Đà Nẵng) cũng cho rằng, Quốc hội vẫn còn"nặng nợ với cử tri", hoạt động của Quốc hội cũng còn nhiều hạn chế cần khắc phục trong nhiệm kỳ tới.

Cụ thể, theo ông Nghĩa,trong xây dựng luật, cử tri đề nghị Quốc hội cần xem xét trách nhiệm người đứng đầu khi luật không đi vào cuộc sống; đối với việc lấy phiếu tín nhiệm các chức danh Quốc hội bầu và phê chuẩn chỉ nên quy định 2 mức là tín nhiệm và không tín nhiệm.

Ngoài ra, ông Nghĩa cũng cho rằngcần nâng cao số lượng, chất lượng ĐBQH chuyên trách để Quốc hội hoạt động ngày càng chuyên nghiệp hơn, hiệu quả hơn...

Cần nâng cao chất lượng hoạt động

Ngoài việc đánh giá cao những thành tựu mà Quốc hội đạt được trong nhiệm kỳ qua, các đại biểu cũng đề xuất nhiều ý kiến để nâng cao chất lượng hoạt động hơn nữa trong thời gian tới.

Theo đại biểu Nguyễn Quốc Bình(Hà Nội), Quốc hội cần tạo cơ chế phối hợp tốt hơn giữa các cơ quan của Quốc hội với các cơ quan Chính phủ, các tổ chức CT-XH; cải tiến phương pháp hoạt động của các đoàn ĐBQH địa phương để ĐBQH gắn bó mật thiết hơn nữa với cử tri.

Ông Bình cho rằng, cần nâng cao chất lượng ĐBQH, tạo điều kiện cho các ĐBQH hoạt động tốt trong khóa XIII tái cử, nâng cao vai trò ĐBQH chuyên trách; nâng cao chất lượng xây dựng luật…

Theo ông Bình, cần tạo ra một thiết chế quan hệ điều hành trong Quốc hội để có một sự trao đổi và xử lý thường xuyên giữa ĐBQH với ĐBQH; giữa ĐBQH với các đoàn ĐBQH, với Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội; giữa ĐBQH với các cơ quan của Quốc hội, với Chính phủ, các cơ quan của Chính phủ; giữa ĐBQH và các cơ quan Quốc hội với cử tri cả nước.

“Có như vậy mới tạo ra Quốc hội thực sự cải cách, thực hiện được các chức năng một cách kịp thời, khoa học, đạt hiệu quả cao nhất. Điều này chỉ có thể giải quyết được khi tiến hành triển khai xây dựng, áp dụng đề án Quốc hội điện tử” – Đại biểu đoàn Hà Nội cho hay..

Đồng tình với những đề xuất này, đại biểu Nguyễn Văn Tiên(Tiền Giang) bổ sung, Quốc hội cần có cơ chế khuyến khích các ĐBQH mạnh dạn đề xuất dự án luật, tạo cơ chế khuyến khích các đại biểu đi cơ sở, giám sát cơ sở (đi phải có hiệu quả, không gây phiền hà cho cơ sở...). Bên cạnh đó là cải tiến hoạt động tiếp xúc cử tri;...

Góp ý thêm về vấn đề giám sát của Quốc hội, Đại biểu Đỗ Mạnh Hùng(Thái Nguyên) cho biết, người dân quan tâm đến việc giải quyết những bức xúc cụ thể, những phản ánh, kiến nghị cụ thể đã được Quốc hội, ĐBQH xem xét, giải quyết như thế nào?

Bên cạnh đó, đại biểu cho rằng, các hoạt động giám sát cấp cao của Quốc hội, của các cơ quan thuộc Quốc hội đã có cơ chế rõ ràng, nhưng hoạt động giám sát của cá nhân ĐBQH hiện nay chưa được phát huy.

“Vì vậy, trong nhiệm kỳ tớicần giải quyết tốt cả giám sát vấn đề cụ thể và giám sát của ĐBQH” – ông Hùng cho hay.
Đa số ý kiến của các đại biểu cho rằng, cần có sự thay đổi, kiện toàn về bộ máy tổ chức, nhân sự, bảo đảm điều kiện cơ sở vật chất để các cơ quan chuyên trách của Quốc hội nâng cao hơn nữa chất lượng tham mưu, phục vụ hoạt động Quốc hội.

Theo đó, cần phải nghiên cứu cơ chế để nâng cao chất lượng tranh luận trên diễn đàn Quốc hội; đồng thời cần đổi mới cơ chế tuyển chọn ứng viên để bầu ĐBQH, vì với cơ cấu hiện nay và hạn chế về tuổi... "quá khó" cho địa phương để tìm ra người tốt nhất giới thiệu ứng cử ĐBQH.

Các đại biểu cũngcho rằng, những thử thách của nhiệm kỳ tới là không hề nhỏ, đòi hỏi Quốc hội và toàn thể bộ máy Nhà nước phải vận hành trơn tru hơn, quyết liệt hơn, chính xác hơn, hiệu quả hơn để ứng phó với những biến động của tình hình mới.

Các đại biểu hy vọng, cùng với sự thành công của Đại hội Đảng XII, cuộc bầu cử ĐBQH và đại biểu HĐND các cấp tới đây thực sự dân chủ, lựa chọn được đội ngũ tốt nhất, tạo niềm hứng khởi cho nhiệm kỳ mới bắt đầu.

Trí Lâm
Bài liên quan
Quốc hội Mỹ thẩm vấn Amazon về thỏa thuận thương mại điện tử với TikTok
Một số người cho rằng sự hợp tác cho phép người dùng mua hàng hóa trên Amazon thông qua ứng dụng video ngắn đình đám này sở hữu khiến việc cấm TikTok ở Mỹ trở nên khó khăn hơn.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững Việt Nam-Malaysia
một giờ trước Sự kiện
Phó thủ tướng, Chủ tịch đảng UMNO, Dr. Ahmad Zahid Hamidimong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ trên cả kênh nhà nước và kênh đảng trong năm 2025 khi Malaysia là Chủ tịch ASEAN.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Quốc hội còn nặng nợ với cử tri