Các đơn vị sản xuất tại tỉnh Quảng Đông dự báo triển vọng đơn hàng xuất khẩu trong nửa cuối năm 2021 sẽ khó khăn vì khâu vận chuyển gặp vấn đề và dịch COVID-19 tái bùng phát trên địa bàn.

Sản xuất và xuất khẩu tại miền nam Trung Quốc lao đao do dịch COVID-19

Cẩm Bình | 05/06/2021, 16:38

Các đơn vị sản xuất tại tỉnh Quảng Đông dự báo triển vọng đơn hàng xuất khẩu trong nửa cuối năm 2021 sẽ khó khăn vì khâu vận chuyển gặp vấn đề và dịch COVID-19 tái bùng phát trên địa bàn.

Tình trạng tắc nghẽn nghiêm trọng ở cảng Diêm Điền (TP.Thẩm Quyến) đã lan sang cảng Nam Sa (TP.Quảng Châu) sau khi giới chức y tế tỉnh Quảng Đông ghi nhận vài ca nhiễm không triệu chứng liên quan đến hoạt động vận chuyển hàng hóa quốc tế vào cuối tháng trước.

Diêm Điền cùng Nam Sa là 2 cảng thương mại bận rộn bậc nhất thế giới, lượng hàng hóa vận chuyển hằng năm thường đạt hơn 30 triệu TEU (đơn vị đo lường sức chứa lấy chuẩn là container 20 feet).

Thương nhân Jason Ding chuyên xuất khẩu linh kiện ô tô sang Đông Phi cho biết: “Chúng ta nhận thấy cảng Nam Sa tắc nghẽn tại khu bốc dỡ - cất giữ hàng, và tàu chậm trễ, mức độ trễ lên đến 1 - 2 tuần, thậm chí lâu hơn. Tình hình trở nên khó lường do dịch COVID-19 tại Quảng Đông ngày một nghiêm trọng. Chi phí vận chuyển mỗi container 20 feet đến Tanzania đã tăng từ 1.800 USD (tháng 4) lên 3.600 USD, chúng tôi nghĩ sắp tới sẽ tăng nữa. Ngoài ra tỷ giá hối đoái còn đặc biệt khó dự báo. Tất cả đem lại rủi ro lớn cho chúng tôi”.

“Ngành chúng tôi kinh doanh cạnh tranh rất khốc liệt. Chúng tôi không dám nêu đề xuất tăng giá với khách hàng khi các đối thủ chưa làm vậy. Tôi dự định chậm nhận đơn hàng mới và chờ đợi”, thương nhân Ding nói thêm.

xt5rvy6rw5oyljyym3fwzl73fy.jpg
Cảng Diêm Điền không thể hoạt động hết công suất vì dịch bệnh diễn biến phức tạp - Ảnh: Reuters

Chủ yếu xử lý, vận chuyển hàng sang Âu - Mỹ, cảng Diêm Điền trong quá khứ từng phân phối gần 90% lượng hàng xuất khẩu của Thẩm Quyến thông qua khoảng 100 tuyến vận tải. Tình trạng tắc nghẽn ở cảng ảnh hưởng đến nhiều chuỗi cung ứng toàn cầu.

Diêm Điền hiện tồn đọng hơn 20.000 container cần dỡ, với 40 tàu hàng còn neo đậu ngoài khơi. Một phần cảng vẫn ngừng hoạt động nên nơi đây hiện chỉ tiếp nhận khoảng 5.000 container/ngày. Mọi hoạt động tại khu vực phía tây Diêm Điền tiếp tục bị đình chỉ cho đến khi có thông báo mới, hãng vận tải Đan Mạch Maersk cho biết.

Hãng Maersk hôm 3.6 thông báo tình hình càng xấu đi vì Thẩm Quyến phát hiện thêm nhiều ca nhiễm nữa: “Do loạt biện pháp phòng dịch đang được thực hiện, tắc nghẽn và chậm trễ tại cảng Diêm Điền sẽ có thể kéo dài 14 ngày”.

Hãng tàu Thụy Sĩ MSC đánh giá năng suất hoạt động tổng thể của Diêm Điền đang bị ảnh hưởng xấu, tắc nghẽn và chậm trễ kéo dài khoảng 1 tuần.

Người đứng đầu Viện Quan sát - Nghiên cứu xã hội đương đại Trung Quốc (ICO) Lưu Khai Minh cho biết: “Một số khách hàng phàn nàn do chi phí vận chuyển cao, nguồn cung đá xây dựng từ Trung Quốc nay còn đắt hơn nguồn cung từ châu Âu. Quan chức địa phương phụ trách chống dịch Hứa Cương thừa nhận năng suất hoạt động cảa Diêm Điền hiện chỉ bằng 1/7 mức thông thường.

Theo thương nhân Kevin Huang tại TP.Quảng Châu, nhiều nhà xuất khẩu hàng gia dụng và phần cứng máy tính đều dự báo đơn hàng trong nửa cuối năm sẽ giảm. Tỷ giá hối đoái biến động bất thường, giá nguyên liệu lẫn chi phi vận chuyển tăng đột ngột buộc họ phải hủy một số đơn hàng. Số đơn hàng này có thể được chuyển sang các nước Nam Á.

gz01.jpg
Quảng Đông - tỉnh đứng đầu về kinh tế của Trung Quốc hứng chịu làn sóng COVID-19 mới - Ảnh: SCMP

Làn sóng dịch bệnh mới nhất xảy ra tại Quảng Đông - tỉnh đông dân nhất và cũng là tỉnh đứng đầu về kinh tế của Trung Quốc từ cuối tháng 5. Đến nay tỉnh đã ghi nhận hơn 70 ca nhiễm COVID-19, phần lớn mắc biến thể vi rút phát hiện ở Anh và ở Ấn Độ.

Bài liên quan
Người Trung Quốc bán hàng xuyên biên giới đối mặt tương lai u ám nếu TikTok bị cấm ở Mỹ
Điều hành một số cửa hàng sinh lời trên TikTok cho công ty thương mại điện tử Uebezz, Luo Ziyan từng khiến các nhà buôn khác ở Nghĩa Ô, trung tâm xuất khẩu phía nam Thượng Hải (Trung Quốc) phải ghen tị.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Trong 2 năm, Tập đoàn Thuận An trúng nhiều gói thầu thuộc chương trình đặc biệt của Chính phủ
8 giờ trước Theo dòng thời sự
Trong 2 năm (2022 - 2023), Tập đoàn Thuận An phát triển rất nóng, trúng nhiều gói thầu với tổng giá trị 18.000 tỉ đồng. Trong đó có những gói thầu thuộc nguồn vốn thuộc Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội sau COVID-19.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sản xuất và xuất khẩu tại miền nam Trung Quốc lao đao do dịch COVID-19