Hãng tin AFP ghi nhận tình trạng gọi điện quấy nhiễu đơn vị và tổ chức Nhật Bản sau khi nước này chính thức xả nước từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima Dai-ichi ra biển.

Sau vụ xả nước thải nhà máy điện hạt nhân, các tổ chức và doanh nghiệp Nhật Bản bị 'tấn công' bằng điện thoại

Cẩm Bình | 27/08/2023, 19:00

Hãng tin AFP ghi nhận tình trạng gọi điện quấy nhiễu đơn vị và tổ chức Nhật Bản sau khi nước này chính thức xả nước từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima Dai-ichi ra biển.

Nhật khẳng định nước xả thải đã qua xử lý nên rất an toàn nhưng Trung Quốc vẫn kiên quyết phản đối và cấm nhập khẩu tất cả thủy sản từ Nhật.

Làn sóng gọi điện quấy nhiễu bắt đầu “tấn công” đơn vị và tổ chức Nhật đúng ngày 24.8 lúc hoạt động xả nước diễn ra. Không ít đơn vị - từ phòng hòa nhạc ở thành phố Tokyo đến thủy cung ở tỉnh Iwate - cho biết họ nhận quá nhiều cuộc gọi từ người nói tiếng Trung đến mức hoạt động bình thường bị ảnh hưởng.

Một doanh nhân ở Fukushima nói với hãng tin Kyodo News rằng 4 nhà hàng và tiệm bánh ngọt của ông nhận tổng cộng khoảng 1.000 cuộc gọi (chủ yếu từ Trung Quốc) chỉ trong một ngày 25.8. Tất cả phải ngắt mạng điện thoại.

Thị trưởng Fukushima Hiroshi Kohata ngày 26.8 cho biết chính quyền thành phố trong hai ngày nhận khoảng 200 cuộc gọi quấy nhiễu. Trường học, nhà hàng, khách sạn địa phương đều trở thành mục tiêu.

Trên mạng xã hội Trung Quốc, nhiều người chia sẻ đoạn phim họ gọi đến số điện thoại Nhật, trong đó có số của một số nhà hàng ở Fukushima.

japan.jpg
Một siêu thị Nhật tại Bắc Kinh - Ảnh: AP

Bộ Ngoại giao Nhật vào tối 26.8 thông báo Hiroyuki Namazu - nhà ngoại giao cấp cao phụ trách sự vụ châu Á cùng châu Đại Dương - lấy làm tiếc trước tình trạng trên và đã đề nghị Đại sứ quán Trung Quốc tại Nhật kêu gọi người dân bình tĩnh.

Theo ông Namazu, các đơn vị và tổ chức Nhật ở Trung Quốc cũng bị quấy nhiễu.

“Chúng tôi kêu gọi chính phủ Trung Quốc thực hiện các biện pháp thích hợp chẳng hạn như kêu gọi công dân hành động bình tĩnh, đồng thời làm mọi cách để đảm bảo an toàn cho công dân Nhật, cơ quan đại diện ngoại Nhật tại Trung Quốc”, theo tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nhật. Hiện phía chính phủ Trung Quốc chưa đưa ra phản hồi.

Trước đó, Đại sứ quán Nhật tại Trung Quốc khuyến nghị công dân nước này hạn chế trò chuyện lớn tiếng Nhật.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
3 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sau vụ xả nước thải nhà máy điện hạt nhân, các tổ chức và doanh nghiệp Nhật Bản bị 'tấn công' bằng điện thoại