1 năm kể từ khi bắt đầu nhiệm kỳ lãnh đạo Đài Loan thứ hai, hy vọng của bà Thái Anh Văn về việc hạn chế sự phụ thuộc kinh tế vào Trung Quốc đại lục gặp phải những khó khăn lớn trong bối cảnh gia tăng các ca mắc COVID-10.

Số ca COVID-19 ở Đài Loan tăng đột biến, bà Thái Anh Văn tìm cách thoát quỹ đạo kinh tế với Trung Quốc

Nhân Hoàng | 20/05/2021, 09:45

1 năm kể từ khi bắt đầu nhiệm kỳ lãnh đạo Đài Loan thứ hai, hy vọng của bà Thái Anh Văn về việc hạn chế sự phụ thuộc kinh tế vào Trung Quốc đại lục gặp phải những khó khăn lớn trong bối cảnh gia tăng các ca mắc COVID-10.

so-ca-covid-19-o-dai-loan-tang-dot-bien-ba-thai-anh-van-tim-duong-thoat-quy-dao-kinh-te-voi-trung-quoc1.jpg
Tỷ lệ ủng hộ bà Thái Anh Văn đạt mức thấp kỷ lục 41% trong cuộc thăm dò gần đây

Trung Quốc đã gia tăng áp lực quân sự với Đài Loan những tháng gần đây thông qua các cuộc xâm nhập liên tục vào không phận hòn đảo, làm dấy lên lo ngại quốc tế về tình huống khẩn cấp tiềm tàng ở eo biển Đài Loan. Thế nhưng giao thương của Đài Loan với Trung Quốc vẫn tăng lên trong bối cảnh căng thẳng leo thang. Nay, giao thương giảm xuống vì sự gia tăng các ca COVID-19 ở Đài Loan đã thu hẹp các lựa chọn của bà Thái Anh Văn để tăng cường quan hệ kinh tế với phần còn lại của thế giới.

Chính quyền Đài Loan đã xác nhận 275 ca mắc COVID-19 mới hôm 19.5. Hòn đảo đã ghi nhận hơn 1.200 trường hợp lây truyền tại địa phương 5 ngày qua, trong khi cả năm trước đó chỉ có 160 ca.

Sự lây lan COVID-19 nhanh chóng đã khiến các trường học trên khắp Đài Loan phải đóng cửa từ 19.5. Đường phố bây giờ cũng trống vắng.

Đài Loan trong nhiều tháng được coi là một trong những nơi an toàn nhất trên thế giới trước coronavirus, nhờ vào phản ứng nhanh chóng và hiệu quả của chính quyền trong những ngày đầu đại dịch.

Thế nhưng, Đài Loan đã phải vật lộn để đảm bảo vắc xin khi nhận được khoảng 300.000 liều cho dân số 23,6 triệu người hôm 18.5 và tỷ lệ tiêm chủng khoảng 1% được xếp vào hàng thấp nhất trên thế giới. Đài Loan cũng tạm dừng nhập cảnh với người nước ngoài từ 19.5, khi Mỹ và châu Âu bắt đầu mở cửa cho du lịch quốc tế.

Trước áp lực ngày càng gia tăng, bà Thái Anh Văn hôm 18.5 cho biết chính quyền Đài Loan hy vọng sẽ bắt đầu phân phối vắc xin cây nhà lá vườn vào cuối tháng 7. Tuy nhiên, người dân trên đảo vẫn còn lo ngại. Tỷ lệ ủng hộ bà Thái Anh Văn đạt mức thấp kỷ lục 41% trong một cuộc thăm dò dư luận do đài truyền hình TVBS công bố hôm 17.5, giảm so với 61% một năm trước.

Tổng sản phẩm nội địa (GDP) thực tế của Đài Loan tăng trưởng nhanh nhất so với bất kỳ nền kinh tế châu Á nào vào năm ngoái, ở mức 3,1%, ngay cả khi nhiều quốc gia chứng kiến ​​nền kinh tế của họ trượt dốc.

Một nền kinh tế mạnh và sự ủng hộ vững chắc của công chúng cho phép bà Thái Anh Văn tập trung vào việc củng cố mối quan hệ giữa Đài Loan với Mỹ trong năm qua. Tổng thống Mỹ - Joe Biden và Thủ tướng Nhật Bản - Yoshihide Suga đã kêu gọi sự ổn định ở eo biển Đài Loan trong một tuyên bố lịch sử từ hội nghị thượng đỉnh của họ ở Nhà Trắng vào tháng trước.

so-ca-covid-19-o-dai-loan-tang-dot-bien-ba-thai-anh-van-tim-duong-thoat-quy-dao-kinh-te-voi-trung-quoc.jpg
Các binh sĩ khử trùng một nhà ga xe lửa ở Đài Bắc vào ngày 18.5 sau khi gia tăng các ca nhiễm coronavirus ở Đài Loan

Sự gia tăng các ca COVID-19 gần đây tạo ra một chìa khóa trong chiến lược của bà Thái Anh Văn, đặc biệt là khi Đài Loan phải đối mặt với một cuộc trưng cầu dân ý gồm 4 câu hỏi vào cuối tháng 8.2021.

Một trong những vấn đề lớn nhất được bình chọn là thịt lợn - món ăn chính trong ẩm thực Đài Loan. Vào mùa hè năm ngoái, bà Thái Anh Văn đã quyết định hủy bỏ lệnh cấm nhập khẩu lâu đời với thịt lợn của Mỹ, vốn là chủ đề được tranh luận sôi nổi trong hơn một thập kỷ do một số lượng nhỏ hormone tăng trưởng được tìm thấy trong một số loại thịt do Mỹ nuôi.

Động thái này, được thực hiện trước sự phản đối đáng kể của công chúng, nhằm mở đường cho một hiệp định thương mại tự do với Mỹ và hạn chế sự phụ thuộc kinh tế của Đài Loan vào Trung Quốc. Chính quyền Đài Loan hy vọng rằng một thỏa thuận của Mỹ cũng có thể ảnh hưởng đến các quốc gia khác đang do dự trong việc đưa ra các thỏa thuận như vậy với hòn đảo vì có khả năng gây phản cảm với Trung Quốc.

Song, những trở ngại vẫn còn. Một cuộc thăm dò ý kiến ​​được tiến hành vào cuối tháng 4.2021 cho thấy hơn 60% công chúng Đài Loan vẫn phản đối việc nhập khẩu thịt lợn của Mỹ, có nghĩa là rất có thể cuộc trưng cầu dân ý sẽ dẫn đến việc tạm dừng các lô hàng như vậy ít nhất 2 năm. Điều này sẽ làm thui chột hy vọng của Đài Loan về hiệp định thương mại tự do với Mỹ và hy vọng thoát khỏi quỹ đạo kinh tế của Trung Quốc, bất kể họ phát triển mối quan hệ gần gũi với Mỹ hay Nhật Bản đến mức nào.

Căng thẳng ở eo biển Đài Loan đã gia tăng kể từ năm ngoái khi máy bay phản lực quân sự Trung Quốc liên tục tiến vào vùng nhận dạng phòng không của hòn đảo. Các chuyến hàng thương mại của Đài Loan đến Trung Quốc đại lục đạt kỷ lục 151,4 tỷ USD vào năm 2020, chiếm 44% tổng kim ngạch xuất khẩu của Đài Loan - tỷ lệ cao nhất kể từ khi bà Thái Anh Văn trở thành nhà lãnh đạo vào năm 2016.

Mối quan hệ của Đài Loan với Nhật Bản cũng trở nên phức tạp do các tuyên bố chủ quyền của họ với quần đảo Senkaku do Nhật kiểm soát. Vào tháng 6.2020, bà Thái Anh Văn đã nhắc lại quyền lãnh thổ đối với chuỗi đảo mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư. Không rõ Đài Loan sẽ phản ứng như thế nào trước một cuộc đụng độ tiềm tàng giữa Nhật Bản và Trung Quốc về quần đảo này.

Một điểm trở ngại khác là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương. Đài Loan háo hức tham gia hiệp ước thương mại 11 nước để thúc đẩy sự chuyển dịch kinh tế khỏi Trung Quốc. Song làm như vậy sẽ yêu cầu Đài Loan dỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu nông sản từ Fukushima và khu vực lân cận, lệnh cấm lần đầu tiên được áp đặt để ứng phó với thảm họa hạt nhân năm 2011 ở đó và được duy trì trong một cuộc trưng cầu dân ý trước đây.

Thái Anh Văn dường như đang áp dụng một cách tiếp cận thận trọng hơn khi các lựa chọn của bà bị thu hẹp. Bà Thái Anh Văn đã tweet vào ngày 20.4 rằng "vui mừng khi thấy ông Biden và Suga khẳng định tầm quan trọng của hòa bình và ổn định ở eo biển Đài Loan", nhưng hạn chế phản ứng công khai hơn vì có thể gây ra căng thẳng với Trung Quốc.

Bà Thái Anh Văn còn ba năm tại vị. Giáo sư Fan Shih-ping nói tại Đại học Sư phạm Đài Loan rằng thách thức lớn nhất của bà Thái Anh Văn sẽ là chuyển trọng tâm của quân đội Đài Loan vào lực lượng mặt đất, vốn có từ thời Tưởng Giới Thạch, sang khả năng không quân và hải quân sẽ rất quan trọng để đối phó với mối đe dọa từ Trung Quốc.

Dù có dấu hiệu nhận được sự hỗ trợ lớn hơn từ Mỹ và phần còn lại của cộng đồng quốc tế, Đài Loan vẫn phải đối mặt với vô số thách thức cả trong hòn đảo lẫn căng thẳng với Trung Quốc. Cách tiếp cận của bà Thái Anh Văn sẽ phải đối mặt với sự đánh giá từ cử tri trong cuộc bầu cử địa phương vào năm tới, được coi là tấm nền cho cuộc đua giành quyền lãnh đạo Đài Loan tiếp theo vào năm 2024.

Bài liên quan
Đài Loan chiến đấu đến cùng để được dự cuộc họp của WHO, Trung Quốc sẽ nhờ đồng minh phản đối
Bà Âu Giang An hôm 10.5 cho biết Đài Loan sẽ chiến đấu đến cùng để có được lời mời tham dự cuộc họp của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trong tháng 5.2021. Thế nhưng, Trung Quốc tuyên bố không có chỗ cho sự thỏa hiệp với hòn đảo mà họ tuyên bố chủ quyền.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
2 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Số ca COVID-19 ở Đài Loan tăng đột biến, bà Thái Anh Văn tìm cách thoát quỹ đạo kinh tế với Trung Quốc